Cô Lưu cho biết, cô đã gặp anh Chu qua WeChat. Ngay sau khi hai bên quen nhau, anh Chu đã nhiều lần vay tiền với lý do khó khăn về tài chính. Sau đó, cô Lưu đã chuyển tổng cộng 18.000 NDT (tương đương khoảng 60 triệu đồng) cho anh Chu thông qua chuyển khoản ngân hàng, phong bao lì xì đỏ WeChat… Sau đó, cô không hề thấy anh Chu có mong muốn trả lại tiền cho cô. Về vấn đề này, anh Chu cho rằng số tiền liên quan không phải là tiền cho vay mà là quà tặng.
Sau khi nghe rõ sự tình của câu chuyện, tòa án cho rằng cô Lưu đã cung cấp tiền cho anh Chu theo hai cách đó là phong bao lì xì đỏ WeChat và chuyển khoản WeChat. Trong đó, bản thân phong bao lì xì WeChat đã hàm chứa ý nghĩa "quà tặng". Chính vì vậy, căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ án này, cô Liu đã chu cấp tiền cho anh Chu để hỗ trợ cuộc sống của anh, tổng số tiền gửi qua phong bao lì xì đỏ WeChat là 15.000 NDT (khoảng 50 triệu đồng), tức đây là quà của cô Lưu cho anh Chu và anh Chu không cần phải hoàn trả khoản tiền này.
Còn số 3.000NDT (khoảng 10 triệu đồng) mà cô Lưu chuyển cho anh Chu thông qua chuyển khoản WeChat, mặc dù anh Chu khẳng định đó là quà tặng nhưng không có bằng chứng chứng minh cô Lưu bày tỏ ý định tặng quà. Do đó, khoản tiền này anh Chu phải trả lại cho cô Lưu.
Theo đó, Tòa án nhân dân quận Hải Điến Bắc Kinh (Trung Quốc) đưa ra phán quyết rằng, anh Chu phải hoàn trả cho nguyên đơn cô Lưu số tiền 3.000 NDT (tương đương khoảng 10 triệu đồng).
Thực tế, chuyển khoản WeChat và phong bì đỏ WeChat đều được thanh toán thông qua phần mềm WeChat, nhưng bản chất của hai loại thanh toán này phải được phân biệt dựa trên các chức năng và thuộc tính khác nhau của phần mềm WeChat.
Tòa án nhắc nhở rằng phần mềm WeChat, như một công cụ xã hội, ngoài chức năng giao tiếp hàng ngày, còn có nhiều chức năng xã hội khác, phong bao lì xì đỏ WeChat là một hiện thân điển hình cho chức năng xã hội của phần mềm WeChat.
Khác với phong bao lì xì đỏ, chuyển khoản WeChat không có ý nghĩa "quà tặng", nó chỉ là chức năng thanh toán do phần mềm WeChat thiết lập và là một trong những phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến giữa.
Tòa án tối cao Sơn Đông (Trung Quốc) trước đó đã đưa ra một bài báo khoa học, việc chuyển tiền hoặc phong bao đỏ thường có các phần tái bút như tin nhắn và ghi chú, mặc dù những phần tái bút này là sự thể hiện ý định đơn phương của một bên nhưng chúng có tính chủ quan nhất định.
Tùy thuộc vào nội dung của phần tái bút, bằng chứng của phần tái bút thực sự có thể được chia đơn giản thành hai loại bằng chứng: loại phần tái bút thứ nhất có sức mạnh chứng minh lớn hơn và có thể được sử dụng làm bằng chứng trực tiếp, chẳng hạn như "Nghỉ ngơi tốt"…, nên khoản tiền được chuyển với tái bút này sẽ được công nhận là quà tặng.
Nếu phần tái bút được ghi chẳng hạn như chỉ ghi "chuyển tiền cho người này", "trả tiền cho người kia"…, thì khoản tiền này sẽ được tính là một khoản thanh toán thông thường chứ không phải làm một món quá,
Nếu ý nghĩa của phần tái bút không rõ ràng hoặc mơ hồ thì sẽ cần có bằng chứng khác để bổ sung. Ngoài ra, nếu nguyên đơn cho rằng phần tái bút là sai thì phải có nghĩa vụ chứng minh lỗi trong phần tái bút; nếu bị đơn cho rằng phần tái bút là sai sự thật thì sau khi nhận được phần tái bút thì phải đưa ra phản đối kịp thời.
Qua trường hợp của cô Lưu, tòa án khuyên mọi người nên cần thận trọng với bất kỳ mối quan hệ trực tuyến nào phát triển quá nhanh. Mọi người khi sử dụng các trang mạng xã hội, không chấp nhận lời mời kết bạn từ những người mà bạn không biết. Đồng thời, tránh tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân trong hồ sơ hẹn hò hoặc tiết lộ cho người mà bạn chỉ trò chuyện trực tuyến. Đặc biệt, mọi người không quá vội vàng việc cho bạn qua mạng vay tiền để tránh gặp rắc rối.