Theo Kuo, do microLED mà Apple phát triển trước đây vẫn cực kỳ khó khăn và tốn kém trong sản xuất nên Apple cuối cùng phải chọn miniLED như là công nghệ thay thế cho đến khi microLED giải quyết được các vấn đề. Hiện tại, chi phí sản xuất miniLED cao hơn khoảng 20% so với LCD thông thường nhưng mang lại các lợi thế về uốn cong theo các chiều hướng khác nhau.
Kou cho biết, Apple sẽ bắt đầu thử nghiệm với miniLED bằng các iPad Pro và MacBook trước khi triển khai công nghệ đến với iPhone, nhưng điều này sẽ diễn ra không trước năm 2021.
Được biết, LG Display sẽ là công ty hàng đầu trong việc cung cấp cho Apple màn hình miniLED, bên cạnh các nhà cung cấp bổ sung gồm Epistar, Zhen Đinh, Radiant Opto-Electronics, Nichia, Avary Holding và TSMT - tất cả các công ty đang làm việc với miniLED.
Một chi tiết cũng cần nhớ rằng, mặc dù không vội vã triển khai microLED nhưng Apple đã đăng ký hơn 30 bằng sáng chế về công nghệ màn hình microLED tại Hàn Quốc. Theo đại diện Văn phòng Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc cho biết, việc Apple đăng ký bằng sáng chế cho microLED tại nước này được cho là cách thức giúp họ tránh những phiền toái có thể gặp phải khi Samsung và LG đang có ý định phát triển tấm nền microLED trong các thiết bị tương lai của họ.
Được biết, microLED có thể khắc phục tất cả các nhược điểm của OLED, bao gồm màn hình microLED sáng hơn nhiều, đồng thời tiêu tốn ít năng lượng hơn để hiển thị độ chói, không bị ám xanh, không bị suy giảm LED hoặc vấn đề burn-in.
Apple sẽ sử dụng miniLED cho iPad Pro và MacBook, trong khi microLED cho Watch. Đó là một bước tốt trong việc giải quyết các vấn đề chuỗi cung ứng màn hình với các công nghệ thay thế không độc quyền như màn hình OLED được cung cấp bởi Samsung.