Công nghệ mới giúp giải quyết bài toán thiếu hụt lithium

Một trong những thách thức lớn nhất là lithium ở nhiều nơi trên thế giới hiện không thể tiếp cận để khai thác.

Tuy nhiên, công nghệ mới do các nhà nghiên cứu từ các trường đại học của Úc phát triển có thể khai thác những kho dự trữ này, giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng nguồn cung trong lĩnh vực năng lượng sạch. Được gọi là EALNF, công nghệ mang lại một cách tiếp cận hiệu quả và thân thiện với môi trường để khai thác lithium từ các địa điểm khó khăn như bãi muối ở độ cao lớn và nước muối sa mạc.

Bằng việc áp dụng kỹ thuật EALNF, các kỹ sư từ Đại học Monash và Đại học Queensland đã thành công trong việc này, đạt tỷ lệ thu hồi lithium lên tới 90%. Con số này cao gần gấp đôi so với các phương pháp chiết xuất truyền thống, thường không hiệu quả về mặt chi phí.

Quy trình EALNF sử dụng quy trình lọc nano liên quan đến axit ethylenediaminetetraacetic (EDTA) làm tác nhân tạo phức, giúp tách chọn lọc lithium khỏi các khoáng chất khác, đặc biệt là magiê vốn là chất gây ô nhiễm trong quá trình chiết xuất. Phương pháp này không chỉ thu hồi lithium mà còn biến magiê thành sản phẩm phụ có giá trị. Hệ thống này cũng sản xuất nước ngọt như một sản phẩm phụ giúp giải quyết các vấn đề về tính bền vững mà các quy trình truyền thống thường gặp phải.

Nhưng quy trình Quy trình EALNF có thể giải quyết các hạn chế này.

Nhưng quy trình Quy trình EALNF có thể giải quyết các hạn chế này.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm công nghệ EALNF trên nước muối từ hồ Longmu Co và hồ Dongtai của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Sustainability cho thấy EALNF có tiềm năng khai thác khoảng 75% nguồn nước mặn giàu lithium trên toàn cầu vẫn chưa được khai thác do hạn chế về mặt kỹ thuật.

Tiến sĩ Zhikao Li, đồng trưởng nhóm nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Monash Tô Châu, cho biết phương pháp của họ đã rút ngắn đáng kể thời gian khai thác từ nhiều năm xuống còn vài tuần. Phương pháp này cũng mang lại hy vọng cho các vùng sa mạc xa xôi, nơi việc khai thác thông thường là không khả thi do yêu cầu về nước, hóa chất và cơ sở hạ tầng lớn.

Điều này giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt lithium cho nhu cầu hiện nay.

Điều này giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt lithium cho nhu cầu hiện nay.

Bước đột phá này diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia dự đoán tình trạng thiếu hụt nguồn cung lithium có thể xảy ra sớm nhất vào năm 2025 khi nhu cầu về lithium tiếp tục gia tăng do xu hướng toàn cầu hướng tới năng lượng sạch và xe điện.