Làn sóng Video Game Livestreaming Khái niệm “Video Game Livestreaming” (phát trực tiếp trò chơi điện tử) lần đầu được biết đến và nhanh chóng trở nên phổ biến vào năm 2011 thông qua kênh Twitch. Vào thời điểm đó, những trò chơi nổi tiếng như League of Legends (Liên minh huyền thoại), World of Warcraft, v.v đã thu hút một lượng người chơi vô cùng đông đảo, và tất nhiên là cả những đứa trẻ thích xem người khác chơi game nữa. Chính vì vậy mà việc theo dõi người khác chơi game đã trở nên ngày càng phát triển không kể lứa tuổi, giới tính, đồng thời cũng kéo theo sự đầu tư và chú ý của các nền tảng truyền thông, giải trí lớn, tiêu biểu là những “gã khổng lồ” như Facebook, Amazon và Youtube. Sau 7 năm, ngành công nghiệp không khói này dường như vẫn tiếp tục lan tỏa với tốc độ vũ bão và không có dấu hiệu ngừng lại. Toàn thế giới cũng đã nhiều phen phải chao đảo bởi những cái tên như Pewdiepie, Arma, Gripex, v.v … - những Game Streamer đã kiếm được hàng triệu USD nhờ vào thành công với Gaming Livestream. Chính những tấm gương này đã thúc đẩy hàng triệu người đam mê chơi game và muốn dùng chính đam mê của mình để kiếm tiền trở thành các Streamer.
Thị trường các nền tảng Gaming Livestream tại Việt Nam Chính sự phát triển không ngừng nghỉ và ngày càng mạnh mẽ hơn của Gaming Livestream đã tạo tiền đề để một loạt các nền tảng cho phép phát trực tiếp quá trình chơi game ra đời. Ngay cả ở Việt Nam, với tầm nhìn xa, sự nhạy bén và sớm ý thức được tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp này, một số đơn vị, công ty truyền thông và giải trí đã quyết định đầu tư vào việc tạo lập các nền tảng đầu tiên cho Streamer Việt. Cùng với đó, sức hút từ thị trường Việt Nam cũng thu hút các ông lớn về nền tảng Gaming Livestream từ nước ngoài, tiêu biểu nhất gần đây là “ông lớn” Youtube hay Facebook. Hãy cùng điểm mặt các nền tảng Gaming Livestream phổ biến nhất hiện nay đối với Game thủ và Streamer Việt dưới đây: 1. Facebook Gaming Được phát triển dựa trên tính năng Facebook Live của nền tảng mạng xã hội lớn nhất Thế giới, Facebook Gaming kế thừa ưu thế vượt trội về lượng người dùng ước tính khoảng hơn 2 tỉ người và mức độ tương tác cực lớn. Động thái mới nhất của Facebook trong việc đầu tư phát triển mảng Gaming là việc triển khai chương trình Facebook Gaming Creator. Ngoài 2 quốc gia là Brazil và Thái Lan, Facebook cũng đang mang chương trình này tại Việt Nam thông qua hợp tác chiến lược với công ty Adsota. Facebook Gaming Creator được triển khai với mục đích hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung Gaming - Game Streamer tại Việt Nam trong việc lan tỏa giá trị, thương hiệu cá nhân, hỗ trợ các tính năng giúp nâng cao chất lượng của video stream và đồng thời gia tăng thu nhập với việc livestream các video game. Một số tính năng nổi bật của Facebook Gaming có thể kể đến là việc cho phép các streamer phát video trực tiếp với chất lượng 1080p và 60fps. Facebook Gaming cũng sử dụng tính năng chat, ẩn bình luận và “cấm” người dùng khỏi kênh của streamer. Và quan trọng nhất, tính năng “Sao” sẽ là hình thức “donate” được áp dụng để người xem có thể sử dụng và ủng hộ cho các streamer mà họ theo dõi. Theo nhận định từ cộng đồng streamer Việt, Facebook gaming đang là thế lực đang phát triển mạnh mẽ các về lượng và chất nhất ở Việt Nam. Từ việc họ đang là nền tảng tích cực trong việc lắng nghe phản hồi từ giới streamer, cũng như đang mang đến cho giới game streamer rất nhiều lợi ích về cộng đồng mà Facebook vốn đã và đang đứng số 1. Cùng theo đó, đầu tháng 6/2018 vừa qua, cộng đồng streamer Việt cùng Adsota đã tổ chức một sự kiện mang tên Facebook Gaming Creator Workshop, với khách mời tham dự gồm hàng loạt những gương mặt Streamer Việt có tên tuổi và đang rất được yêu thích hiện nay như Viruss, Tuấn Tiền Tỉ, Trâu TV, Chim sẻ đi nắng, Milona, v.v. Tại buổi hội thảo, các Streamer Việt đã có cơ hội giao lưu và trao đổi những câu hỏi về con đường tiềm năng cũng như cơ hội và thử thách của Game Streamer Việt trong bối cảnh hiện tại. Viruss, Thùy Dung, Trâu TV, Tuấn Tiền Tỉ, Snake Nidalee và ABCT36Gaming chính là 6 cái tên đầu tiên góp mặt trong hàng ngũ những người đi tiên phong trong chương trình Facebook Gaming Creator do Facebook triển khai.
Theo lời phát biểu khi trả lời phỏng vấn của Viruss - Streamer đang được yêu thích vào mức nhất nhì tại Việt Nam hiện nay, anh cho rằng Chương trình Facebook Gaming Creator tuy mới được xây dựng và triển khai trong một khoảng thời gian ngắn nhưng đã có được những cơ sở cho việc hình thành nên nền tảng Gaming Livestream lớn nhất thế giới. Dù chất lượng hình ảnh và vấn đề về đường truyền còn một số thiếu sót nhỏ nhưng lợi thế về người dùng cộng đồng, mức độ hiểu người dùng và lời khẳng định sẽ đầu tư tập trung từ Facebook sẽ hoàn toàn có thể nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng và được đánh giá sẽ sớm trở thành nền tảng streaming game cạnh tranh ngôi vị số 1 với Youtube Gaming. Anh cũng không giấu diếm ý định sắp tới, Viruss sẽ chỉ hoàn toàn tập trung vào việc stream game trên Facebook Gaming. 2. Youtube Gaming Sau khi Amazon chiến thắng Google trong thương vụ thâu tóm Twitch, Google đã nuôi tham vọng "phục thù" với việc xây dựng lên nền tảng streaming game của riêng mình. Trong nỗ lực khẳng định vị thế của mình, Google đã dốc sức vào phát triển dịch vụ Youtube Gaming trên nền tảng Youtube nhưng tập trung vào việc phát trực tiếp các trò chơi.
Về chất lượng video stream, Youtube hỗ trợ độ phân giải Full HD với mức 1080p và 60fps khiến cho chất lượng hình ảnh mà Youtube mang lại cho người xem là không phải bàn cãi. Trên Twitch, chất lượng hình ảnh chỉ dừng lại ở mức "tốt", còn với Youtube, người xem đánh giá nó là "hoàn hảo". Một trong những đặc điểm nổi trội nữa của Youtube Gaming là nó cho phép bạn có thể dễ dàng tua lại một khoảng thời gian để xem lại tình huống mà mình mới bỏ lỡ. Còn trên Twitch, bạn phải chờ khi trận đấu kết thúc và xem lại trong phần lưu trữ. Chức năng của Youtube Gaming đến từ chính nền tảng chia sẻ video truyền thống Youtube, giúp bạn có thể bạn xem video, tua lại ngay với các chương trình truyền hình trực tiếp. Tại sự kiện giải đấu “The International 5” vừa rồi, Youtube Gaming cũng đã chiến thắng Twitch về trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế ở Youtube Gaming như sự hạn chế về nội dung tùy thuộc vào ID của người đăng tải và cả sự thiếu sót trong khả năng phân loại nội dung live và nội dung recorded (được ghi lại). Cùng với đó là vụ bê bối về nội dung không được kiểm duyệt hiệu quả dành phù hợp với từng lứa tuổi dẫn đến làn song tẩy chay quảng cáo trên Youtube trong nhiều năm. Đứng dưới góc độ streamer, Youtube gaming đang chính là nền tảng chậm chạp trong việc giúp các “nhà sang tạo nội dung trực tiếp” phát triển cộng động hay hỗ trợ họ sản xuất nội dung một cách hiệu quả hơn trong bối cảnh các nền tảng khác đang phát triển nóng. 3. TwitchTV Đây chính là kênh stream từng được mệnh danh là “Website về Game Livestream lớn nhất Thế giới”. Twitch được triển khai vào ngày 6 tháng 6 năm 2011 và được coi là khởi nguồn của ngành công nghiệp Game Livestreaming. Sự phát triển sau đó của Twitch lớn đến mức vào năm 2014, đã có tới 2 “ông lớn” là hãng Amazon và Google tranh nhau để nhằm có được Twitch, và người chiến thắng trong phi vụ thế kỉ đó chính là Amazon.
Twitch chủ yếu tập trung vào Video Game Livestreaming, bao gồm broadcast (phát sóng trực tiếp) của các cuộc thi, giải đấu eSports hàng đầu như League of Legends, CS:GO, DOTA 2, v.v cộng với các nội dung sáng tạo, livestream về “real-life” (cuộc sống thực tế) và gần đây nhất là các chương trình phát sóng âm nhạc. Nội dung trên Twitch có thể được xem trực tiếp hoặc qua video theo yêu cầu. Đến năm 2015, Twitch có hơn 1,5 triệu Game Streamer và khoảng 100 triệu người xem mỗi tháng. Tính đến quý 3 năm 2017, Twitch vẫn là Website có dịch vụ Video Game Livestream dẫn đầu ở Mỹ và có lợi thế hơn so với YouTube Gaming về lượng người dùng. Tính đến tháng 2 năm 2018, Twitch có 2 triệu Streamer mỗi tháng và 15 triệu người dùng hoạt động hàng ngày. Tuy có một lợi thế vô cùng lớn như vậy về cộng đồng, nhưng xét về chất lượng hình ảnh thì Twitch không được đánh giá cao khi mà mức độ hiển thị của các live video trên Twitch chỉ đạt 720p (pixel) với 30fps (khung hình mỗi giây). 4. CubeTV Cube TV là một ứng dụng tập trung vào truyền phát trực tiếp trò chơi di động, đấu trường eSports (thể thao điện tử) và một trung tâm mua sắm trò chơi để đáp ứng sự cần thiết và nhu cầu của người chơi một cách chuyên nghiệp.
Cube TV là sản phẩm của công ty BIGO có trụ sở tại Singapore (hãng sở hữu ứng dụng phát trực tiếp BIGO LIVE). Sau khi ra mắt, ứng dụng Cube TV được triển khai tại Đông Nam Á và sau đó là toàn cầu theo từng giai đoạn. Cube TV có công nghệ Blue Ray cho phép người dùng phát trực tiếp và xem video ở chất lượng Blue Ray, được triển khai dưới dạng 8M Blue Ray và 20M full HD. Đây là sản phẩm mới nhất của BIGO, hiện nó đã có hơn 2 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trước khi ra mắt chính thức tại Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Mỹ và Nga. Tại thị trường Việt Nam, Cube cũng là nền tảng đang khá tích cực tương tác và kéo các game streamer về phía mình với nhiều chiến thuật như hợp đồng hợp tác độc quyền và không độc quyền, tổ chức sản xuất các tài liệu kêu gọi các streamer khác gia nhập nền tảng,... tuy nhiên về khách quan sẽ khá khó khăn để cạnh tranh với các nền tảng Facebook Gaming và Youtube Gaming với những lợi ích về cộng đồng mà 2 ông lớn này mang lại. Cuộc đua đang ngày càng hấp dẫn Các nền tảng phát trực tiếp video chơi game kể trên chính là những đại diện mạnh nhất trong cuộc đua của ngành công nghiệp Gaming Livestream. Tuy nhiên, đó cũng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp này tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. Song song với cuộc đua giữa 2 ông lớn Facebook Gaming, Youtube Gaming, TwitchTV và CubeTV là 2 nền tảng đang bám đuổi quyết liệt, hứa hẹn 1 bức tranh thị trường sáng lạn dành cho streamer Việt và cũng sẽ là cuộc đua để giành chỗ đứng trong lòng người theo dõi video game online trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.