Đằng sau “cuộc chiến” giá rẻ giữa các nhà bán lẻ Việt, ai được lợi?

Các chiến dịch quảng cáo, giảm giá của hàng loạt nhà bán lẻ đang ngày càng gay cấn.

Mức giá cạnh tranh

Ảnh hưởng kinh tế, người tiêu dùng siết chặt chi tiêu khiến sức mua của các mặt hàng công nghệ sụt giảm. Các đại lý bán lẻ buộc phải có những chính sách điều chỉnh phù hợp để thu hút khách hàng. Sau khi Thế giới Di động mở màn với "Giá rẻ quá", FPT Shop nhanh chóng phản công với "Rẻ hơn các loại rẻ quá". Gia nhập cuộc chiến về giá, Di động Việt cũng khiêu chiến với chiến dịch "Rẻ hơn các loại rẻ".

Rất nhanh chóng, các mặt hàng công nghệ như điện thoại, phụ kiện công nghệ tại các hệ thống này được hạ giá, thậm chí, có những hệ thống hiếm khi bán rẻ cũng đã mạnh tay đưa sản phẩm về mức ngang hàng nhiều đối thủ.

Mặc dù có thể tạo ra điều kiện tốt về giá nhưng người tiêu dùng không khỏi quan tâm, liệu các chính sách hậu mãi hay quyền lợi của họ trong các chương trình này có bị ảnh hưởng?

Đằng sau “cuộc chiến” giá rẻ giữa các nhà bán lẻ Việt, ai được lợi? - Ảnh 1.

Giá iPhone 14 Pro Max thấp chưa từng có do chiến lược giá rẻ của đại lý.

Giải thích về mức giá "rẻ hơn các loại rẻ", bà Phùng Phương - đại diện hệ thống Di Động Việt - cho biết giá bán của hệ thống không chỉ đến từ yếu tố chính thống, phân phối chính hãng, mà còn bao gồm các dịch vụ, hậu mãi đi kèm trong suốt hành trình mua hàng.

Nếu mức giá rẻ hơn nữa, người dùng có thể mua nhầm hàng nhái, hàng giả, hàng không chính thống, và có thể bị cắt xén chất lượng dịch vụ hậu mãi. Chúng tôi không cạnh tranh bằng giá, mà cạnh tranh bằng giá trị".

Đại diện hệ thống này nêu ví dụ các dòng sản phẩm đang được giảm hơn 10 triệu đồng như iPhone 14 Pro Max 128GB VN/A còn 26,19 triệu đồng; Galaxy S23 Ultra còn 23,59 triệu đồng (niêm yết 33,49 triệu đồng)... hay MacBook Air M1 đang có giá tốt, giảm còn 17,99 triệu đồng, tất cả đều được hưởng chính sách hậu mãi tốt, không hề bị cắt xén.

Các chương trình này giúp người dùng tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa chi tiêu và tránh áp lực về tài chính, bà Phương cho hay.

Theo gợi ý của đại diện hệ thống này, bên cạnh chương trình về giá rẻ, người dùng có thể giảm gánh nặng tài chính qua hình thức trả góp. Người dùng có thể dùng trước, trả sau; chia nhỏ số tiền phải trả ra trong 6 tháng, 12 tháng hoặc 24 tháng mà không lo về lãi suất… Nhờ vậy, việc sở hữu những sản phẩm công nghệ hiện đại dễ dàng hơn. Ngoài ra, họ có thể tham gia chương trình thu cũ, đổi mới, với giá thu cao và tặng kèm đến 2 triệu đồng khi lên đời máy mới.

Đầu tháng 4/2023, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Thế Giới Di Động (MWG), ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) MWG chia sẻ, trước đây, Thế Giới Di Động không quá căn ke về chênh lệch giá bán các sản phẩm Apple của chuỗi Thế Giới Di Động so với các đối thủ. Tuy nhiên, nhận ra cần thay đổi điều này, nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm công nghệ, đặc biệt là các dòng sản phẩm iPhone, hệ thống này đã mở màn cho cuộc chiến về giá, hạ giá nhiều sản phẩm hot.

"Apple Store online mở bán không ảnh hưởng nhiều đến chúng tôi"

"Cơn bão" sales khiến giá iPhone theo nhận định là thấp nhất thế giới, thậm chí tiếp tục giảm, việc Apple mở cửa hàng trực tuyến được nhận định là sẽ tác động đến nhiều hệ thống bán lẻ tại Việt Nam.

"Dưới góc độ là Đại lý uỷ quyền chính thức của Apple tại Việt Nam, Di Động Việt đánh giá việc có Apple Store là một động thái tích cực cho thị trường, chứng tỏ Apple đang rất quan tâm đến Việt Nam. Giá Apple đưa ra sẽ là mức giá chuẩn để người dùng có thể tham chiếu", bà Phùng Phương, đại diện truyền thông Di Động Việt cho biết.

Cũng theo bà Phùng Phương, việc Apple mở cửa hàng online tại Việt Nam sẽ không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của hệ thống. Nhưng đây cũng là cơ hội để hệ thống nỗ lực nhiều hơn, đem đến những giá trị và có thể giữ chân khách hàng.

Đằng sau “cuộc chiến” giá rẻ giữa các nhà bán lẻ Việt, ai được lợi? - Ảnh 2.

Người dùng đang được lợi về giá sản phẩm.

Bà Phùng Phương cho biết thêm, nhiều sản phẩm Apple tại hệ thống đang có giá bán rẻ hơn Apple Store. Lợi thế là có các chương trình máy lỗi đổi ngay (1 đổi 1) mà không cần chờ gửi bảo hành, chính sách đổi trả hoàn tiền sau khi dùng thử, và các chính sách đặc biệt khác như trả góp 0%, thu cũ đổi mới với giá thu cao. Cộng với chuỗi cửa hàng khắp cả nước, hệ thống này hoàn toàn tin rằng có thể phục vụ khách hàng mà không bị ảnh hưởng quá nhiều từ việc Apple có cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam.

Dù vậy, cả lãnh đạo Thế Giới Di Động, FPT Shop, CellphoneS đều không tỏ ra quá lo lắng vì động thái mới của Apple, ngược lại còn cho rằng, việc Apple mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam là điều tốt cho thị trường.

Ông Nguyễn Đức Tài - Thế giới di động cho rằng Apple tập trung vào thị trường Việt Nam nên sẽ cần xây dựng thương hiệu, các cửa hàng của Apple sẽ mở ra chỉ với mục đích làm thương hiệu.

Theo nhận định của những người trong giới, động thái này cũng giúp các nhà bán lẻ trong nước tự nhìn nhận lại hệ thống, từ đó có những điều chỉnh trong cách vận hành, hoạt động để có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng và giữ chân khách hàng.