Sự sụt giảm này là một phần trong xu hướng suy yếu nhu cầu đối với iPhone tại thị trường mà bản thân CEO Tim Cook thừa nhận rất quan trọng. Dữ liệu cho thấy, các thương hiệu ngoài Trung Quốc đã xuất xưởng khoảng 2,4 triệu smartphone vào tháng 2, trong đó Apple chiếm ưu thế.
Sự sụt giảm này phù hợp với dịp Tết Nguyên đán, vốn ảnh hưởng đến số liệu bán hàng. Trong thực tế, doanh số bán hàng iPhone tại Trung Quốc thậm chí còn giảm mạnh mẽ hơn vào tháng trước đó khi Apple chỉ xuất xưởng khoảng 5,5 triệu chiếc, thấp hơn 39% so với tháng 1/2023, theo dữ liệu từ Viện CNTT và Truyền thông Trung Quốc (CAICT).
Khó khăn của Apple bắt đầu với sự hồi sinh của Huawei trong phân khúc smartphone cao cấp ở Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái. Mặc dù gặp nhiều hạn chế bởi lệnh cấm từ Trung Quốc, Huawei vẫn là đối thủ đáng gờm ở một số quốc gia Đông Nam Á. Cùng với sự sụt giảm về doanh số bán hàng, Apple đã buộc phải đưa ra nhiều đợt giảm giá hiếm hoi cho các sản phẩm của hãng trong tháng 1.
Nhà phân tích Nicole Peng tại Canalys cảnh báo về một xu hướng doanh số iPhone chậm lại có thể xảy ra khi các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc tích cực quảng bá smartphone có khả năng AI tiên tiến.
Huawei Mate 60 series chính là lý do khiến nhiều người quay lưng với iPhone 15.
Điều đáng chú ý là thị trường smartphone nói chung của Trung Quốc đã giảm gần 1/3 trong tháng 2, tuy nhiên giới phân tích vẫn lạc quan về sự tăng trưởng của thị trường trong nửa cuối năm nay, bất chấp doanh số iPhone tiếp tục giảm.
Gần đây, Apple được cho là đang đàm phán với gã khổng lồ Baidu của Trung Quốc để đưa các tính năng hỗ trợ AI vào iPhone, song song với những gì công ty đang thực hiện khi hợp tác với Google. Vẫn còn phải xem liệu các tính năng phần mềm mới hoặc cải tiến về phần cứng có thể thay đổi xu hướng của công ty hay không.