Trong khi Huawei và OnePlus phải tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài về camera trên smartphone (Leica và Hasselblad), Sony đã có riêng một bộ phận phát triển camera với các kỹ sư chế tạo camera Alpha. Đội ngũ kỹ sư này đã làm việc trên các flagship Mark II vào năm ngoái cũng như Xperia 1 III và Xperia 5 III mới được ra mắt không lâu.
Sony đã chiêu tụ được các kỹ sư quang học, phần mềm và chất lượng hình ảnh từ nhóm Alpha và giao nhiệm vụ phát triển một trải nghiệm tương tự hướng đến các chuyên gia.
Camera Sony Xperia 1 III.
Những chuyên gia này đã phát triển mọi thứ trong nhà - ống kính, cảm biến và xử lý hình ảnh, cho phép mọi thành phần được điều chỉnh để hoạt động với những thành phần khác. Nhóm nghiên cứu tập trung vào "cameraness", không chỉ giúp nâng cao chất lượng hình ảnh mà còn cả độ chính xác và kích thước của ống kính.
Xperia 1 III có tính năng Theo dõi thời gian thực (Real time Tracking), mượn từ dòng Alpha. Tính năng này sử dụng Trí tuệ nhân tạo - AI để theo dõi các đối tượng. Và để khắc phục tình trạng dễ bị nhầm lẫn (ví dụ như khó phân biệt giữa hai cầu thủ bóng đá mặc đồng phục), cảm biến 3D ToF sẽ sử dụng dữ liệu độ sâu, giúp AI phân biệt người chơi chính xác hơn.
Sony có đội ngũ riêng để phát triển Xperia 1 III.
Tiếp đó, camera của điện thoại có thể được điều chỉnh theo nhu cầu của các nhiếp ảnh gia thể thao, đó là lý do tại sao khả năng theo dõi các đối tượng chuyển động nhanh là rất quan trọng. Trên thực tế, chính nhiếp ảnh thể thao đã thúc đẩy nhu cầu về ống kính tele tiêu cự kép, hỗ trợ tiếp cận các hành động gần, cần thu phóng chính xác hơn.
So sánh về khả năng này, cả Apple và Samsung vẫn chưa thể bì được với Sony. Tuy nhiên, ở những khía cạnh khác của nhiếp ảnh, ví dụ như siêu zoom, chụp ảnh vào ban đêm,… thì Sony vẫn còn lép vế. Đó là chưa kể sản phẩm của hãng không gây được tiếng vang như trước đây, ngay cả khi có được những công nghệ camera tiên tiến nhất.