Gigabyte GTX 1650 Windforce OC có cho mình một chỗ đứng nhưng liệu có đủ chiều lòng game thủ?

Mặc dù được trang bị nhân đồ họa TU-117 tương tự như GTX 1660 và GTX 1660Ti nhưn GTX 1650 vẫn có định vị phân cấp rõ ràng.

Sử dụng một đầu nguồn 6 pin duy nhất, ưu điểm trên Gigabyte GTX 1650 Windforce OC rõ ràng là nhiệt độ. Với lượng điện năng tiêu thụ như vậy cùng bộ tản nhiệt có phần đồ sộ hơn so với kích thước tổng, GTX 1650 sẽ có mức nhiệt lí tưởng ngay cả khi case không được trang bị quá nhiều quạt tản nhiệt.

Về thiết kế, GTX 1650 được kế thừa thiết kế cứng cáp và hiện đại của những chiếc GTX 1660 và GTX 1660Ti với phần tản nhiệt kép được thiết kế đẹp khó có thể chê vào đâu được. Tuy nhiên nếu gắn vào máy thì game thủ sẽ thấy phần bo mạch bị thụt hơn so với phần tản làm giảm tính thẩm mĩ của Gigabyte GTX 1650 Windforce OC.

Một điểm trừ khác trên chiếc Gigabyte GTX 1650 Windforce OC là chiếc card màn hình này hoàn toàn không được bảo vệ với backplate. Trong trường hợp này, nếu có backplate đồng nhất với phần tản nhiệt thì có lẽ tính thẩm mĩ trên Gigabyte GTX 1650 Windforce OC sẽ đỡ "thò thụt" hơn rất nhiều. Tuy nhiên nếu xét về thực tế sử dụng thì tính thẩm mĩ chưa bao giờ là điều những game thủ sử dụng card màn hình ở phân khúc giá này quá quan tâm.

Về mặt hiệu năng, mặc dù sử dụng cùng nhân xử lý như GTX 1660 và GTX 1660Ti nhưng thực tế Gigabyte GTX 1650 Windforce OC vẫn không thể bắt kịp hiệu năng của 2 phiên bản nói trên. Sức mạnh của chiếc card đồ họa này đã buộc phải tinh chỉnh lại để phù hợp với giá thành và phân khúc được NSX hướng tới. Dẫu vậy, Gigabyte GTX 1650 Windforce OC vẫn đáp ứng tốt nhu cầu chơi game trên những tựa game AAA không quá khủng bố với vài tinh chỉnh hợp lí trong thiết lập cấu hình.

Các cổng kết nối trên Gigabyte GTX 1650 Windforce OC cũng được đánh giá là "vừa phải" khi cung cấp đủ 3 cổng HDMI rất phổ thông và một cổng Displayport dành cho những kết nối xuất hình cao cấp hơn. Đây là một bước đi hợp lí cho mức giá loanh quanh 4,5 triệu đồng, tối ưu tối giản những vẫn luôn "đủ".