Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019, phiên bản HarmonyOS 1.0 được cho là biện pháp để Huawei sống sót trong tương lai trước các lệnh hạn chế từ chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, nhiều người có thể không tin rằng nền tảng này đang có sự tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ và khiến nhiều nền tảng đối thủ lo ngại, đặc biệt là Android của Google.
Sự vươn lên của HarmonyOS bắt đầu với phiên bản 2.0 ra mắt vào năm 2020 với nhiều nâng cấp cho phép phân tán ra nhiều thiết bị khác nhau, định hướng không chỉ smartphone hay tablet mà còn cả màn hình thông minh, xe thông minh và các thiết bị đeo thông minh khác.
Đến tháng 7/2022, HarmonyOS 3 chính thức được phát hành để tận hưởng thành công mà HarmonyOS 2.0 đạt được trước đó, đồng thời cập nhật và tối ưu hóa để làm việc một cách hiệu quả hơn.
HarmonyOS sẽ tập trung vào 5 kịch bản, với 8 công nghệ sáng tạo làm nền tảng và hơn 30.000 API. Bộ công cụ phát triển có sự liên kết một cách đầy đủ, và Huawei sẽ làm việc với các nhà phát triển toàn cầu để xây dựng thế giới của hệ sinh thái HarmonyOS.
Với tư cách là CEO Huawei, Yu Chengdong khẳng định trong dữ liệu rằng các thiết bị Huawei được trang bị hệ điều hành HarmonyOS hiện đã vượt qua con số 320 triệu, tăng 113% so với cùng kỳ năm ngoái. Lô hàng sản phẩm bên thứ ba vận hành trên Harmony OS đã vượt 250 triệu chiếc, tăng 212% so với cùng kỳ năm ngoái.
Rõ ràng, với sức mạnh phủ sóng ngày càng lan rộng của HarmonyOS, nền tảng của riêng Huawei có lý do để các đối thủ phải dè chừng. Giống như Android, Huawei cũng sẵn sàng một nền tảng mở dựa trên HarmonyOS nhằm lôi kéo người dùng quan tâm đến hệ điều hành của họ và cho phép các nhà phát triển tùy biến để vận hành phù hợp hơn với thiết bị tạo ra.