Ảnh minh họa: Internet
Trong cuộc họp với đại diện các nhà mạng SK Telecom, KT Corp và LG Uplus, quan chức từ Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông của Hàn Quốc cho biết chính phủ đã nỗ lực đáng kể để mở rộng hệ sinh thái 5G kể từ khi trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ra mắt dịch vụ thương mại 5G vào tháng 4 năm nay. Chính phủ cũng kêu gọi các doanh nghiệp viễn thông mở rộng mạng 5G để phủ sóng khắp đất nước trong thời gian tới và tập trung vào việc tạo ra nội dung hữu ích cho các thuê bao 5G trong nước.
Chính phủ công bố có tổng cộng 4 triệu thuê bao 5G tính đến cuối tháng 11. Các nhà khai thác viễn thông địa phương đã đầu tư 8,2 nghìn tỷ won (7 tỷ USD) vào 5G vào năm 2019, tăng 50% so với năm 2018.
Trong các tin tức liên quan, chính phủ Hàn Quốc đã thông báo kế hoạch tăng gần gấp đôi phân bổ phổ tần số 5G cho các nhà khai thác di động vào cuối năm 2026, cung cấp thêm 2.640 MHz phổ tần và đặt mục tiêu dẫn đầu thế giới về phổ tần khả dụng, với mục tiêu là 5.320 MHz.
Các nhà chức trách không cung cấp chi tiết cụ thể về những dải tần số mới sẽ được trao cũng như khung thời gian cụ thể để phát hành phổ tần số mới. Tuy nhiên, các nguồn tin trong ngành dự kiến mỗi nhà khai thác sẽ được phân bổ thêm 300 MHz trong băng tần 3,5 GHz.
Ba nhà mạng Hàn Quốc đã ra mắt dịch vụ thương mại 5G giới hạn vào tháng 12/2018 như một phần của thỏa thuận với Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông để ra mắt đồng thời, tránh cạnh tranh quá mức. Ba nhà mạng di động ban đầu ra mắt dịch vụ 5G tại các khu vực giới hạn ở Seoul.
Vào tháng 6/2018, Hàn Quốc đã hoàn thành một quy trình đấu giá, thông qua đó cấp phổ tần ở cả hai băng tần 3,5 GHz và 28 GHz cho các nhà cung cấp di động. Chính phủ đã cung cấp tổng cộng 280 MHz trong băng tần 3,5 GHz và 2.400 MHz trong băng tần 28 GHz. Phổ tần số này được chia thành 28 khối và 24 khối.
Các nhà mạng tham gia bao gồm SK Telecom, KT và LG Uplus có giới hạn 10 khối cho mỗi băng tần. Các công ty viễn thông đã trả tổng cộng 3,6183 nghìn tỷ won (3,3 tỷ USD) cho phổ tần, cao hơn 340 tỷ won so với giá khởi điểm 3,3 nghìn tỷ won. Giấy phép băng tần 3,5 GHz được cấp với thời hạn 10 năm và băng tần 28 GHz được cấp với thời hạn 5 năm.
KT ra mắt mạng 5G vào tháng 4 với sự trợ giúp từ Ericsson. Công ty đã cung cấp phần cứng và phần mềm 5G New Radio (NR) dựa trên tiêu chuẩn 3GPP cho mạng không độc lập (NSA) ở băng tần 3,5 GHz.
KT đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ thương mại 5G tại 85 thành phố lớn trên toàn quốc vào cuối năm 2019, trong đó có các tuyến giao thông chính của đất nước, bao gồm hai đường cao tốc chính, sáu sân bay và phần mặt đất của đường sắt cao tốc.
Theo Giám đốc tài chính Poong-Young Yoon, hiện nay SK Telecom đã có hơn 1,5 triệu thuê bao 5G, chiếm 44% thị trường 5G của Hàn Quốc và dự kiến sẽ kết thúc năm nay với hơn 2 triệu thuê bao 5G và nhắm mục tiêu 7 triệu thuê bao vào cuối năm tới.