Hàn Quốc vừa tạo ra công nghệ tốt hơn cả pin mặt trời truyền thống

Viện Khoa học và Công nghệ Daegu Kyungbuk (DGIST) ở Hàn Quốc vừa có một bước độ phá với pin mặt trời.

Các nhà nghiên cứu từ DGIST đã công bố loại pin mặt trời lai kết hợp với siêu tụ điện nhằm mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các tấm pin mặt trời truyền thống. Đặc biệt, tấm pin lai này có khả năng cung cấp năng lượng mặt trời nhiều hơn cho người tiêu dùng, điều mà các tấm pin thông thường không thể đạt được.

Một điểm nổi bật khác là các siêu tụ điện được tích hợp trong tấm pin cho phép lưu trữ năng lượng ngay tại chỗ, từ đó nâng cao hiệu quả của hệ thống năng lượng mặt trời. Nhóm nghiên cứu đã cải thiện đáng kể hiệu suất của các siêu tụ điện hiện có bằng cách sử dụng vật liệu điện cực kim loại chuyển tiếp như mangan, coban, đồng, sắt và kẽm. Họ đã đề xuất một công nghệ lưu trữ năng lượng mới kết hợp siêu tụ điện với pin mặt trời giúp nâng cao mật độ năng lượng, công suất và độ ổn định trong quá trình sạc và xả.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ năng lượng đạt được là 35,5 Wh/kg, cao hơn nhiều so với mức 5–20 Wh/kg trong các nghiên cứu trước. Mật độ công suất cũng đạt mức ấn tượng 2555,6 W/kg, vượt xa các giá trị trước đây (tối đa 1000 W/kg). Điều này chứng tỏ khả năng giải phóng nhanh chóng lượng điện năng lớn giúp cung cấp nguồn điện ngay lập tức cho các thiết bị có công suất cao.

Và công nghệ đến từ Hàn Quốc có thể giúp giải quyết bài toán này.

Và công nghệ đến từ Hàn Quốc có thể giúp giải quyết bài toán này.

Ngoài ra, các tổn thất nhỏ về công suất trong các chu kỳ sạc và xả lặp đi lặp lại cho thấy thiết bị có khả năng sử dụng lâu dài. Hiệu suất của hệ thống lưu trữ tích hợp đạt 63%, trong khi hiệu suất tổng thể là 5,17% khi chiếu sáng ở mức 10 mW/cm2, thấp hơn khoảng 10 lần so với ánh nắng mặt trời trung bình vào một ngày không mây.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy tiềm năng lớn của công nghệ pin mới cho sự phát triển thương mại trong tương lai nhưng nhấn mạnh rằng cần cải thiện thêm trước khi sản phẩm có thể tiếp cận thị trường.