Sau sự việc của Huawei đã phần nào cho thấy, tham vọng trở thành siêu cường công nghệ mà Trung Quốc ấp ủ từ lâu đã khiến cho những tập đoàn công nghệ bị rơi vào tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và theo nhận xét của fan yêu công nghệ nhà cái Happyluke thì chắc chắn sẽ còn xảy ra những vấn đề nghiêm trọng hơn nữa.
Thời gian trở lại đây, Trung Quốc đang sở hữu ngành công nghệ thông tin phát triển và ngày một thành công hơn trong những lĩnh vực đầy thách thức của toàn cầu hiện nay như trí tuệ nhân tạo. Mặc dù dậy, họ vẫn chưa thể thoát khỏi cái bóng của Huawei hay ZTE. Về phía Nhà Trắng và các đồng minh đều cho rằng, sự thành công của hai công ty này đều nhờ vào sự hỗ trợ hào phóng của Chính phủ và cả hoạt động gián điệp công nghệ. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh rằng, các tập đoàn này đang ẩn giấu những bí mật vô cùng phức tạp.
Trong lĩnh vực công nghệ, Trung Quốc tiến hành mua các công ty công nghệ, ép chuyển giao công nghệ và thực hiện kế hoạch Made in China 2025 với mục tiêu biến Trung Quốc thành “siêu cường sản xuất” có thể cạnh tranh với Mỹ và các quốc gia hàng đầu về công nghệ.
Theo nhiều nguồn tin, Bắc Kinh đã lên kế hoạch đầu tư hơn 100 tỷ USD cho ngành sản xuất chip trong nước. Trung bình mỗi năm, ngân sách mà Đại lục chi cho nghiên cứu và phát triển đã tăng lên mức hơn 2% GDP so với mức 1,4% GDP vào năm 2006, vượt qua cả các nước phát triển như Anh, EU hay Nhật Bản.
Mặc dù vậy, cách hoạt động và chi phối của Bắc Kinh đang gây tranh cãi khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng tăng. Việc các công ty địa phương đua nhau đổ tiền vào những lĩnh vực được nhà nước trợ cấp như robot, xe điện hay năng lượng sạch khiến công suất dư thừa lớn, làm teo tóp biên lợi nhuận, gây cản trở tới những nỗ lực sáng tạo.
Chưa kể, việc thực thi luật bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ cũng là một điểm yếu của Trung Quốc khi những thay đổi vẫn không thể tạo ra thay đổi đáng kể trong các mặt như chuyển giao công nghệ hay cấp phép kinh doanh.