Hết giãn cách rồi có cần WFH nữa không?

Hà Nội được nởi lỏng giãn cách từ 6h ngày 21/09/2021, nhiều cửa hàng đã mở cửa trở lại, người người ùa ra đường, phố phường dần đông trở lại. TP.HCM, vùng xanh được hoạt động trở lại, người có thẻ xanh (tiêm đủ 2 mũi vaccine) được lưu thông trên đường. Vậy có cần WFH nữa không?

Mặc dù giãn cách xã hội đã được nới lỏng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên dịch bệnh vẫn chưa hết hẳn và còn nhiều người vẫn chưa được tiêm vaccine đủ 2 mũi. Nhằm tránh dịch bệnh lây lan, nhiều doanh nghiệp vẫn yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà. Hơn nữa toàn bộ học sinh, sinh viên vẫn phải học online.

Đại dịch Covid-19 khiến mọi người phải dành toàn bộ thời gian cho việc "ở trong nhà", nên "work from home" (WFH- làm việc ở nhà) nghiễm nhiên trở thành xu hướng. Nhưng câu chuyện sống sao trong những ngày dịch lại có vẻ không mấy khả quan khi việc học tập, làm việc, giải trí online dần lộ ra nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong thời đại một giây cũng không thể thiếu internet.

Sóng wifi mùa dịch - chuyện kẻ khóc người cười

Được ở nhà làm việc khá thoải mái, lại tiết kiệm được thời gian ăn uống, đi lại... ấy vậy mà rất nhiều người ức chế đến mức "không thể chịu được nữa". Lý do là vì: "internet gián đoạn, giật lag thường xuyên, nhỡ hết cả việc". 

Hết giãn cách rồi có cần WFH nữa không? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Đó là câu chuyện của N.V.H ở TPHCM. H là nhân viên kinh doanh của một hãng xe máy Nhật. Mùa dịch, phải làm việc tại nhà nhưng H thường xuyên có những cuộc họp trao đổi với đồng nghiệp, khách hàng qua internet. Để tránh ảnh hưởng đến người nhà cũng như tập trung cho công việc, H buộc phải mang máy tính, điện thoại vào phòng riêng. Tuy nhiên, chất lượng đường truyền internet trong phòng chập chờn, không ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của H. "Mạng lag lắm, mất kết nối suốt. Tôi đã mua thêm một cái wifi repeater để khuếch đại sóng trong phòng làm việc nhưng cũng chẳng ăn thua." 

Không chỉ dừng lại ở vấn đề làm việc online, đến tối H lên mạng xem phim thì… cũng bị loading hết cả buổi tối. Câu chuyện wifi chập chờn tưởng như không hề liên quan đến chỉ số hạnh phúc thì nay lại chính là lý do khiến không khí trong nhà thêm phần căng thẳng. Cũng phải công nhận rằng, mùa dịch ở nhà đang xuống tinh thần mà lên mạng giải trí lại "loading", liên tục báo không thể kết nối thì lại càng thêm phần stress. 

Hết giãn cách rồi có cần WFH nữa không? - Ảnh 2.

Thiết bị Home Wifi kết nối internet băng thông rộng của Viettel giúp mọi ngóc ngách của ngôi nhà luôn căn tràn sóng wifi

Làm việc, giải trí online không hề khó khăn đến thế! Nhu cầu được dùng sóng wifi mạnh mẽ, internet luôn ổn định cũng không phải là ước mơ xa xỉ hay phi thực tế. Câu chuyện mùa dịch của gia đình bạn T.T.K, một gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội, lại mang màu sắc tươi sáng hơn rất nhiều. Nhà có nhiều tầng, nhiều phòng, nhiều đồ đạc với sân vườn khá rộng, nhưng việc kết nối wifi ở mọi vị trí trong nhà K luôn ổn định. Bố K mở doanh nghiệp tư nhân xuất nhập khẩu nên mùa dịch vẫn trao đổi họp hành với nhân viên và giao dịch với các nước không kể ngày hay đêm. K đang học đại học, còn anh trai làm nhà nước thì cũng học, làm việc online suốt ở phòng riêng. Cô cháu gái 5 tuổi thì chưa phải đi học nên xem phim hoạt hình cả ngày trên Ipad. Mẹ và chị dâu của K cũng thường xuyên mua sắm online và học nấu món này món kia trên mạng. Ông bà nội của K suốt ngày mở TV kết nối mạng để xem tin tức và phim. Những thiết bị thông minh trong nhà K, từ hệ thống âm thanh, SmartTV, laptop, smartphone, hệ thống ánh sáng thông minh đến hệ thống rèm cửa thông minh, camera... tất cả đều hoạt động mượt mà, không gây nhiễu đến nhau.

… và combo hủy diệt

Bí quyết của gia đình K là bố K đã lắp một hệ thống mạng wifi mesh sử dụng gói cước Supernet 5 của  Viettel. Gói cước này chỉ có 525.000 đồng/tháng nhưng được cấp miễn phí 3 thiết bị Home Wifi, hai tài khoản IPTV 150 kênh và một đường truyền băng thông internet lên đến 250 Mbps. 

Gói Supernet của Viettel là một sự kết hợp ưu việt giữa việc ứng dụng công nghệ Wifi Mesh bằng thiết bị Home Wifi với khả năng phát sóng wifi xuyên tường cao, phủ sóng đến mọi vị trí trong ngôi nhà kết nối cùng internet cáp quang băng thông rộng. Tùy vào nhu cầu người dùng, Supernet được chia thành các gói cước với mức giá giao động từ 265.000 đồng/tháng đến 525.000 đồng/tháng, một mức giá rất phải chăng mà vẫn đảm bảo phục vụ được nhiều nhu cầu khác nhau của mọi đối tượng là cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp.

Giới trẻ cho rằng, internet giúp nối lại những đứt gãy kết nối với thế giới do dịch Covid-19, đưa cả thế giới vào trong căn nhà, để họ có thể tự do vi vu khắp mọi nơi trên internet. Đó là câu chuyện "giãn cách mà không xa cách" cho những tháng ngày triền miên trong nhà, dĩ nhiên là với điều kiện đường truyền internet mượt mà, wifi phủ sóng khắp mọi ngóc ngách trong căn nhà suốt 24/7. 

Cũng là những câu chuyện mùa dịch, có chuyện thì dở khóc dở cười, chuyện lại êm ả nhờ hệ thống wifi mạnh mẽ. Với những gì đã làm được, Supernet xứng đáng được kỳ vọng là giải pháp công nghệ tốt nhất cho thời kỳ 4.0.