Hơn 20 năm trước, Steve Jobs đã phản hồi lại một kẻ nhục mạ ông tại sự kiện WWDC như thế nào?

Hồi xưa, khi Steve Jobs quay trở lại Apple làm việc sau hơn 7 năm “lang thang”, tại một sự kiện đông người, có kẻ đã hỏi một câu hỏi đầy mỉa mai với ông. Và sau đó, nhờ áp dụng quy tắc im lặng tạm thời mà ông đã đưa ra một câu trả lời cực kỳ xuất sắc, bản lãnh và tự tin. Thấy câu chuyện khá hay nên xin lược dịch lại cho anh em coi nhé.

Kỳ thực thì chúng ta sống trong một thế giới mà rõ ràng những lời miệt thị luôn được dùng như vũ khí công kích nhau. Từ troll trên mạng, tới những đối thủ công kích chúng ta hòng loại ta ra khỏi cuộc chơi,… đôi khi những lời này có thể khiến ta cảm thấy bị coi nhẹ hoặc đe dọa. Tất nhiên, chúng ta không đánh giá thấp những feedback nghiêm túc, tuy nhiên những lời xúc phạm thì không được phát ra để giúp chúng ta mà hơn thế nữa, nó làm chúng ta tổn thương.

Vậy làm thế nào để hồi đáp lại? Hãy coi cách Steve Jobs trả lời.

Năm 1997, khi vừa trở lại Apple sau 7 năm bị đuổi khỏi nơi mà ông từng xây dựng. Một lần ông tới sự kiện của nhà phát triển toàn cầu của Apple và một trong các khán giả hỏi ông rằng:

“Ông Jobs ơi, ông là người thông minh và có ảnh hưởng.”

Jobs đáp “Tiếp đi”

Và sau đó câu công kích kinh điển:
 

“Thật đáng buồn nhưng phải nói rõ ra rằng một số kế hoạch mà ông đã đưa ra, ông không biết là ông đang nói về cái gì luôn ah. Thí dụ, cái cách mà ông diễn đạt rất rành rẽ về cách Java và những hiện thân của nó để giải quyết các ý tưởng thể hiện trong OpenDoc. Và khi nào thì ông làm xong nó, có vẻ như ông có thể nói với chúng tôi về những gì mà cá nhân ông đã làm trong suốt 7 năm qua.”


Đối với hầu hết chúng ta, khi bị công kích công khai như thế này chắc hẳn sẽ không khỏi bối rối. Tuy nhiên, phản ứng của Jobs là một minh chứng hoàn toàn cho những việc mà chúng ta cần làm trong tình huống này.

Đầu tiên, Jobs tạm ngừng lại.

Đây là điều đầu tiên và có lẽ là phần khó nhất.

Lúc đó Jobs ngừng lại, chầm chậm ngồi xuống trong im lặng….

Và suy nghĩ.

Nghe có vẻ lúc đó người xem sẽ nghĩ là thời gian nhưng đông đặc lại vô tận (thực chất là khoảng 10 giây), và chưa hết, Jobs còn hớp một ngụm nước, rồi lại nhắc lại câu chỉ trích lẫn câu hỏi của người khách đó.

Và ông bắt đầu: “Bạn biết đó,… Đôi khi bạn có thể làm hài lòng một số người, nhưng,…”

Ông lại ngừng tiếp 8 giây nữa….

Và khoảng thời gian tính bằng giây đó chính là lúc Jobs ngừng lại để kiềm chế cảm xúc và suy nghĩ về câu trả lời, đảm bảo không hề có một hối tiếc nào về sau.

Ông đồng ý với những lời công kích đó.

“Một trong những điều khó khăn nhất khi bạn cố tạo ra sự thay đổi, chính là - những người như quý ông đây - đã đúng… trong một số lĩnh vực.”

Trong nhiều năm, các nhà tâm lý học và học giả đều nghiên cứu rằng cách tốt nhất để thay đổi suy nghĩ của một người là không tấn công vào họ mà phải tìm điểm chung.

Jobs đã áp dụng cách này một cách hoàn hảo bằng cách thừa nhận rằng họ đúng! Như trong tình huống này đó chính là các tính năng đối với OpenDoc vốn không phải là sở trường của ông.

Rõ ràng, ông phải tiếp tục giải thích rằng ở vị trí của một CEO thì ông không thể nào hiểu hết về từng tính năng của từng ứng dụng được.

Và ông giúp mọi người nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh hơn.

Ông bắt đầu nhấn mạnh vai trò của ông tại Apple: Không cần phải biết được nội dung bên trong phần mềm. Thay vào đó là để có được cái nhìn rộng hơn, ông nhắc lại về tầm nhìn và thu hút người nghe hơn:

“Điều khó nhất là: Làm thế nào để điều đó phù hợp với tầm nhìn, rộng ra nữa, điều đó sẽ cho phép bạn bán 8 tỷ đô, 10 tỷ đô doanh số mỗi năm? Và một trong những thứ mà chúng tôi nhận thấy chính là luôn phải bắt đầu với trải nghiệm của người dùng và tìm công nghệ phục vụ cho cái đó. Bạn không thể bắt đầu với công nghệ và cố gắng tìm cách bán nó.”

Thực ra, tầm nhìn của ông về việc bắt đầu từ trải nghiệm của khách hàng khá ngược với những tư duy trước đó trong giới công nghệ, nếu không muốn nói là cách mạng.

Và lịch sử đã chứng minh, tư duy đó là đúng.

Jobs biến bất lợi thành lợi thế

Liên quan tới việc làm việc trở lại với khách hàng, Jobs nói rằng:

“Và chúng tôi đã phạm sai lầm này với số lần có lẽ là nhiều hơn bất kỳ ai khác trong căn phòng này. Và đã có đầy những vết sẹo như là minh chứng cho điều đó. Và chúng tôi biết rằng đó mới là mấu chốt.

Và không chỉ giải thích về tầm nhìn của bản thân, ông còn sử dụng những kiến thức của bản thân để thiết lập uy tín cho bản thân. Thực chất, ông van mọi người hãy kiếm lợi từ kinh nghiệm của ông.

Jobs ca ngợi người của mình

“Có rất nhiều người hiện đang làm việc cực, cực kỳ chăm chỉ tại Apple.” Ông thốt lên, sau đó ông nêu vài cái tên, và lại tiếp tục ghi nhận công lao của tập thể “hàng trăm người”.

Đây cũng là một cách ông thông báo với mọi người về sự trở lại của mình. Đây chính là cách để ông truyền cảm hứng cho cả team và để mọi người cùng sát cánh cùng ông.

Cuối cùng là một câu kết đầy hy vọng

Những lời cuối cùng của ông là thúc đẩy và tràn trề hy vọng.

“Nhân tiện, có một số sai lầm sẽ xảy ra. Một số sai lầm chắc chắn sẽ xuất hiện trên con đường phía trước. Và điều đó là tốt. Bởi vì ít nhất một số quyết định sẽ được đưa ra trong quá trình làm. Và chúng ta sẽ tìm ra những sai lầm và rồi chúng ta sẽ sửa chữa nó.”

Đó là những lời cuối của Jobs nói trong tràn pháo tay của cả kháng phòng.

Sau đó, Jobs quay sang người đã công kích lúc đầu:

“Những sai lầm sẽ xuất hiện… một số người sẽ không biết họ đang nói cái gì, nhưng tôi nghĩ rằng mọi thứ sắp tới sẽ tốt hơn rất nhiều so với những điều đã xảy ra nhiều năm trước.”

“Và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ cùng nhau đi đến đó.”

Còn Apple đã đi tới đâu thì chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều biết rồi anh em nhỉ.

Tham khảo INC