Dân số đô thị tăng nhanh đồng nghĩa với những tác động nghiêm trọng lên môi trường, tạo ra gánh nặng lên cơ sở hạ tầng, bao gồm việc quản lý rác thải. Tổng lượng rác thải dự kiến sẽ tăng gấp đôi, từ khoảng 2 tỷ tấn (năm 2016) lên tới hơn 4 tỷ tấn vào năm 2050, đây sẽ là một trong những vấn đề làm chính phủ các nước phải đau đầu.
IoT - biện pháp hữu hiệu đầu tiên
Nhân lực và máy móc là không đủ để có thể giải quyết vấn đề đang nóng lên từng ngày với tốc độ nhanh chóng mặt như vậy. Các thành phố cần một giải pháp thông minh, tiện lợi, ít tốn kém mà vẫn đảm bảo được hiệu quả. Và IoT (Internet of Things) đang nổi lên như một giải pháp "vàng" cho vấn đề này. Với IoT, tự động hóa chính những hệ thống máy móc sẵn có có thể thay đổi hoàn toàn cách thu thập và xử lý rác thải.
Thành phố Songdo tại Hàn Quốc là một ví dụ cụ thể cho thấy IoT kết hợp với cảm biến, máy móc hiện đại có thể giúp giải quyết vấn đề rác thải tốt đến như thế nào. Trong năm nay, thành phố này đặt mục tiêu sẽ tái chế 76% lượng rác thải mà thành phố tạo ra nhờ vào hệ thống quản lý thông minh và hiệu quả, ứng dụng công nghệ IoT. Dưới lòng thành phố là một hệ thống những đường ống ngầm kết nối với nhau như một ma trận. Ở trên mặt đất, những thùng rác thải tái chế đặt rải rác khắp nơi trong thành phố. Khi rác thải được bỏ vào, chúng sẽ tự động được hút xuống đường ống này nhờ vào áp lực khí nén để chuyển xuống khu tập trung. Tại đây, rác thải được tự động phân loại, tái chế, chôn hoặc đốt lấy năng lượng để cung cấp cho thành phố sử dụng. Nhờ sử dụng tự động hóa kết hợp với những thiết bị có thể kết nối internet, toàn bộ hệ thống tưởng chừng như vô cùng phức tạp này chỉ cần có 7 nhân viên để vận hành cho cả thành phố.
Nhưng con số 76% vẫn chưa phải kết quả tốt nhất chúng ta đang hướng tới. Nhờ sự tiến bộ đột phá của công nghệ, những yếu tố mới đang hình thành, hướng tới thành công tuyệt đối hơn nữa.
Hệ thống hút rác thải ngầm ấn tượng của Songdo
AI và 5G - 2 "người hùng" mới
Nếu như IoT đã được nhắc đến cách đây cả chục năm như một biện pháp hữu hiệu trong việc cải thiện cuộc sống con người ngày một tốt hơn, thì AI và 5G là 2 yếu tố mới xuất hiện nhưng đã tạo tiếng vang rất lớn. Về bản chất, công nghệ AI sử dụng lượng dữ liệu đầu vào cực lớn để máy có thể phân tích, học hỏi và tự đưa ra quyết định chính xác hơn cả con người. Trong lĩnh vực quản lý rác thải, AI có thể thay thế hoàn toàn con người trong khâu phân loại. Một số công ty đã tiên phong ứng dụng điều này, điển hình như Samsung, tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc.
Như đã nói ở trên, rác thải sẽ được tự động phân loại và chuyển xuống đúng khu vực cần xử lý, ví dụ như rác thải nhựa sẽ được để chung với nhau, trong khi các loại hữu cơ sẽ được chuyển sang khu vực khác. Để làm được điều này, IoT và các cảm biến là không đủ mà phải cần tới AI nữa. Nhờ phân tích dữ liệu rác thải đổ xuống hàng ngày, công nghệ AI do Samsung phát triển có thể thay con người phân loại rác một cách cực kỳ chính xác và thậm chí, ngày một tốt hơn. Thậm chí, công nghệ AI còn tinh vi đến mức phát hiện được nhôm trong các thiết bị điện tử (vốn quan trọng và có thể tái chế nhiều lần) để tái chế hoặc tái sử dụng. AI cũng có thể giúp máy phân tích các loại rác thải được đựng trong hộp nhựa, hộp giấy và các vật liệu không thể tái chế được.
AI và IoT sẽ sớm thay thế con người trong việc phân loại và tái chế rác thải một cách hoàn hảo.
Nhưng để AI hoạt động hiệu quả, lại cần tới lượng dữ liệu khổng lồ được luân chuyển liên tục. Do đó, công nghệ 5G, với tốc độ truyền tải nhanh gấp 100 lần 4G xuất hiện để bổ trợ thêm cho AI. Kết hợp cùng IoT, bộ 3 công nghệ mới này mở ra tương lai tươi sáng cho loài người trong lĩnh vực xử lý rác thải tại các thành phố lớn.
Dấu ấn người đi đầu
Từ năm 2017, Samsung đã chú ý tới vấn đề rác thải. Bản thân công ty đã thu thập và tái chế hơn 2,8 triệu tấn rác thải điện tử trên toàn thế giới và đặt mục tiêu tới năm 2030, sẽ tái chế 7,5 triệu tấn rác thải điện tử nhằm mục tiêu giảm gánh nặng cho các thành phố lớn và tiết kiệm tài nguyên cho Trái Đất.
Nhắc đến người dẫn đầu smartphone 5G là nhắc tới Samsung.
Samsung cũng đang là người đi đầu trong cả 3 lĩnh vực IoT, AI và 5G, khi đang là hãng dẫn đầu về thị phần smartphone 5G năm 2019 (75% theo thống kê của Counterpoint), là thương hiệu sở hữu nền tảng SmartThings có tới 110 triệu người dùng và luôn áp dụng AI lên tất cả các sản phẩm hiện có.
Để giải quyết vấn đề rác thải, các đô thị sẽ cần nhiều hơn tới những giải pháp quan trọng mà Samsung hiện đang cung cấp. Với kinh nghiệm đi đầu trong nhiều lĩnh vực công nghệ, công ty rõ ràng hiểu được vấn đề cần giải quyết như thế nào.