Cáo buộc cho biết, Apple đã cung cấp các thiết bị tân trang thay vì mới để thay thế cho các thiết bị đang được bảo hành của mình. Theo thỏa thuận sửa chữa của người sử dụng dịch vụ khách hàng của công ty tại Mỹ, khi bảo hành sản phẩm của khách hàng, công ty “có thể sử dụng các bộ phận hoặc sản phẩm mới hoặc tân trang lại tương đương với mới về hiệu suất và độ tin cậy”. Tuy nhiên, những người dùng đã nộp đơn kiện tập thể cho rằng thiết bị đã sửa chữa không tương đương với thiết bị mới và yêu cầu Apple bồi thường tài chính.
Theo như thỏa thuận của Apple về chính sách bảo hành, công ty sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những “thiết bị tương đương với thiết bị mới về hiệu suất và độ tin cậy”. Cụm từ đó có nghĩa là “mới” vì hầu hết các thiết bị tân trang không bao giờ có thể tương đương với thiết bị mới về hiệu suất và độ tin cậy.
Các nguyên đơn cho rằng đã tân trang lại đồng nghĩa với thuật ngữ “được tân trang lại”; nghĩa là một thiết bị đã qua sử dụng đã được sửa đổi không thể đáp ứng về hiệu suất và độ tin cậy như mới hoàn toàn. Theo họ, mới tức là “thiết bị chưa từng được sử dụng hoặc đã bán trước đó, bao gồm tất cả các bộ phận mới”. Trong khi đó, từ “tân trang” chỉ xuất hiện một lần trong các điều khoản và điều kiện của AppleCare+.
Án phạt áp dụng cho các nguyên đơn tại Mỹ đã mua trực tiếp gói bảo vệ AppleCare hoặc AppleCare+, hoặc thông qua Chương trình Nâng cấp iPhone sau ngày 20/7/2012 và nhận lại một thiết bị tân trang. Bây giờ các bên đã đạt được thỏa thuận về vụ việc và nếu nó được tòa án chấp thuận, mỗi nguyên đơn sẽ nhận được khoản bồi thường tương ứng với số thiết bị có vấn đề.
Theo tính toán, người mua sẽ nhận được tổng cộng từ 63,4 triệu USD đến 68,1 triệu USD, trong khi phần còn lại trong số 95 triệu USD mà Apple trả sẽ dùng vào phí pháp lý và các chi phí khác. Vụ kiện tập thể đã được nộp lại vào năm 2016 tại California và vẫn đang chờ xử lý.