Trong vòng 4 tháng đi vào hoạt động từ tháng 2 đến tháng 6, Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) đã phải chịu 6 cuộc va chạm với các vật thể lơ lửng trong vũ trụ. Năm trong số những cuộc tấn công đó gây ra thiệt hại không đáng kể có thể được sửa chữa, nhưng vụ va chạm thứ sáu đã làm hỏng vĩnh viễn chiếc kính viễn vọng lớn nhất của nhân loại.
Một cuộc điều tra đã tiết lộ JWST bị hư hại vĩnh viễn phần gương C3 khi nó bị thiên thạch va vào khoảng thời gian từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 5.
Theo báo cáo hiệu suất do NASA, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Canada đưa ra vào tuần trước, vụ va chạm “đã gây ra sự hư hỏng không thể sửa chữa trong tổng thể ” của đoạn gương C3 thuộc đài quan sát.
Mặc dù kính thiên văn được thiết kế để chịu được những va chạm như vậy, nhưng báo cáo cho biết cuộc va chạm hồi tháng 5 đã “vượt quá dự đoán về thiệt hại do một tiểu hành tinh đơn lẻ gây ra”.
Tuy nhiên trong khi quá trình phân tích thiệt hại, NASA khẳng định kính thiên văn lớn nhất thế giới James Webb "mặc dù có một chút ảnh hưởng có thể phát hiện được trong dữ liệu nhưng vẫn hoạt động ở mức vượt quá tất cả các yêu cầu nhiệm vụ."
Kính viễn vọng không gian James Webb được phóng vào ngày Giáng sinh năm 2021 và đạt quỹ đạo của nó vào tháng 2 năm nay. James Webb sẽ thay thế Kính viễn vọng Không gian Hubble, đã hoạt động từ năm 1990. Những hình ảnh đầu tiên do James Webb chụp ánh sáng từ các ngôi sao và thiên hà cách xa hơn 100 tỷ năm ánh sáng, được công bố và đón nhận được nhiều phản ứng tích cực từ công chúng.
James Webb do NASA phối hợp cùng Cơ quan Vũ trụ châu Âu phát triển từ cuối thập niên 1990, với kinh phí khoảng 10 tỷ USD. Đây được xem là kính viễn vọng vũ trụ lớn nhất và mạnh nhất của thế giới, đang trong các giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức vận hành vào cuối năm nay. Các nhà khoa học kỳ vọng James Webb sẽ cung cấp những hình ảnh chi tiết, giúp chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc vũ trụ, tìm ra manh mối về sự hình thành, tồn tại của con người và sự sống ngoài Trái Đất. |