Đa số người dùng (76%) ở khu vực Đông Nam Á đều cập nhật tin tức từ thông qua Facebook, Twitter, Instagram… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ tin tưởng tuyệt đối vào thông tin được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội.
Vì tin giả vẫn là mối quan tâm trên môi trường trực tuyến, cuộc khảo sát tương tự được thực hiện vào tháng 11-2020 cho thấy, trong 10 người thì chỉ có gần 2 người (18%) kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ.
Để hạn chế bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch trên mạng xã hội, các chuyên gia từ Kaspersky đề xuất:
- Kiểm tra nguồn: Hãy dành một chút thời gian để kiểm tra thông tin đến từ đâu, kiểm tra các liên kết, cũng như chính tả. Nếu nghi ngờ, bạn hãy tìm đến những trang tin tức chính thống hoặc trang web của công ty.
- Suy nghĩ trước khi chia sẻ: Tấn công phi kỹ thuật thường dựa vào cảm giác cấp bách. Những kẻ tấn công hy vọng mục tiêu của họ sẽ không suy nghĩ quá nhiều về những gì đang diễn ra. Vì vậy, bạn chỉ cần dành một chút thời gian để suy nghĩ cách ngăn chặn những cuộc tấn công này, hoặc kiểm chứng thông tin nhận được. Ngoài ra, nên đọc thật kỹ thông tin trước khi chia sẻ lên mạng xã hội.
- Đừng hành động quá nhanh: Đặc biệt cảnh giác khi bạn có cảm giác cấp bách trong quá trình trò chuyện. Đây là cách thường thấy để tin tặc ngăn chặn nạn nhân suy nghĩ về vấn đề. Nếu bạn cảm thấy áp lực, hãy làm chậm nhịp độ lại.
- Cẩn trọng với 'dấu chân kỹ thuật số' của bạn: Chia sẻ quá mức thông tin cá nhân trên môi trường trực tuyến, chẳng hạn như mạng xã hội, có thể tạo điều kiện cho tin tặc. Bạn nên chuyển cài đặt sang chế độ "bạn bè" và cần cẩn trọng với những gì bạn chia sẻ. Không nhất thiết phải lo lắng quá mức, chỉ cần thật cẩn thận.
- Bảo mật các thiết bị: Đối với cá nhân, việc sử dụng các phần mềm bảo mật và các thiết lập bảo mật trên điện thoại có thể giảm thiểu các mối đe dọa, và giữ cho dữ liệu của bạn an toàn.
Doanh nghiệp nên thường xuyên đào tạo, nâng cao nhận thức của nhân viên về an ninh mạng, cũng như bảo vệ mạng doanh nghiệp bằng những phần mềm bảo mật chuyên dụng.