Đầu năm nay, tôi may mắn khi trúng tuyển vào khoa Thiết kế đồ họa của một trường Đại học tại Hà Nội. Đến khi nhập học rồi tôi mới nhận ra: Chiếc laptop ‘già cỗi’ mà tôi đã sử dụng trong suốt 5 năm qua đã không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bản thân nữa. Máy đã bị ‘chai’ pin nên gần như phải cắm sạc liên tục mới sử dụng được, là một chiếc máy thế hệ cũ nên khá cồng kềnh, bên cạnh đó là cấu hình phần cứng cũng đã quá lỗi thời và không theo kịp được yêu cầu học tập, giải trí của tôi.
Sau kỳ 1 vừa học vừa đi làm thêm kiếm tiền, cộng với một khoản ‘tiếp ứng’ từ gia đình, tôi quyết định ‘nâng đời’ một chiếc laptop mới, cũng giống như một phần thưởng cho bản thân sau những ngày tháng học tập mệt mỏi. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng: Trên thị trường có quá nhiều thương hiệu laptop, mỗi hãng lại có hàng chục mẫu mã khác nhau khiến tôi cảm thấy bị ‘rối’. Cũng không có tài chính quá dư dả nên cũng khá lâu tôi mới nâng cấp đồ công nghệ nên cũng đắn đo rất nhiều, không muốn chọn một sản phẩm không đúng với mục đích sử dụng của mình.
Nếu bạn cũng giống tôi, thì lời khuyên đó là ‘nhắm’ tới những chiếc máy đạt tiêu chuẩn Intel® Evo™. Đây giống như một ‘chứng nhận chất lượng’ được chính hãng sản xuất vi xử lý Intel đề ra vào 2020, dành cho những chiếc laptop đạt được những bài thử khắt khe của họ về thiết kế, hiệu năng, thời lượng sử dụng và cả những tính năng phụ trợ khác.
Một tính năng mà tôi rất để ý tới trên những chiếc laptop Intel® Evo™ từ thế hệ thứ 12 trở lên đó là Intel Unison, cho phép máy kết nối với smartphone để chuyển nhanh tệp tin, nhận thông báo, tin nhắn và thậm chí cuộc gọi của smartphone trên laptop. Khi ngồi học, tôi sẽ để smartphone ở chế độ rung để không làm phiền tới các bạn và giáo viên, nhưng vẫn sẽ luôn yên tâm là không bỏ lỡ điều gì vì tất cả mọi thứ đều hiện trên chiếc laptop mà mình sử dụng.
Về thiết kế bên ngoài, tôi cũng hướng tới những chiếc laptop mỏng, nhẹ vì thường xuyên phải di chuyển giữa những giảng đường trong trường, đôi khi cũng đem máy ra quán cà phê để học nhóm với bạn nên máy càng có tính di động cao thì càng ‘nhẹ gánh’. Tiêu chuẩn Intel® Evo™ chỉ dành cho những chiếc Ultrabook với độ mỏng dưới 20mm, ‘trúng phóc’ với yêu cầu về thiết kế của tôi.
Tất nhiên rồi, những chiếc máy dù có mỏng tới mấy nhưng tôi vẫn luôn đòi hỏi phải có sức mạnh phần cứng để đáp ứng được tất cả những thứ mà tôi làm hàng ngày. Vì vậy mà tôi sẽ hướng tới những dòng máy trang bị vi xử lý Intel Core i7 thế hệ mới, được đánh giá cao về cả hiệu năng lẫn nhiệt lượng. Chiếc máy này sẽ có thể theo tôi lên trường học đồ họa với các ứng dụng là Photoshop, Canva, Illustrator; sử dụng để chỉnh sửa video và ảnh với Lightroom và Premiere Pro cho công việc sáng tạo làm thêm của tôi và chắc chắn rồi, về nhà thì tôi cũng tranh thủ ‘chiến’ một vài trận game online và xem phim nữa.
Những ứng dụng của Adobe thật sự là một ‘gánh nặng’ với chiếc laptop hiện tại của tôi, sử dụng bất cứ tính năng gì cũng xảy ra giật lag khó chịu, thậm chí đôi khi còn xảy ra hiện tượng tắt ứng dụng đột ngột khiến mất tiến trình mà tôi đang làm. Với lần nâng cấp này, tôi mong rằng chiếc máy mới sẽ có đủ khả năng để ‘gánh’ được tác vụ khó nhằn này.
Một vấn đề khác cũng đã được những chiếc laptop Intel® Evo™ giải quyết đó là thời lượng pin. Theo công bố của Intel, để đạt được chứng chỉ Evo thì laptop sẽ phải có thời lượng sử dụng ít nhất 9 tiếng - và đây là thời lượng sử dụng thực tế khi bật trình duyệt web, sử dụng Microsoft Office 365, kết nối với Wifi ở độ sáng màn hình 250 nits chứ không phải điều kiện ‘lý tưởng’.
Thời lượng sử dụng của mỗi người là khác nhau, và với một người thường xuyên sử dụng các ứng dụng đòi hỏi cấu hình cao như tôi sẽ hoàn toàn khác với các bạn chỉ làm việc với ứng dụng văn phòng, nền web. Nhưng chuẩn Intel® Evo™ đảm bảo rằng máy sẽ không ‘sập nguồn’ vào giữa ngày, tôi cũng không cần phải đem theo bộ sạc của máy theo mình tới bất cứ nơi đâu.
Sau một hồi so đo tính toán, tôi cũng chọn được chiếc LG Gram 2-in-1 16 inch. Là người học ngành đồ họa nên tôi rất thích màn hình của máy, có kích thước rộng rãi 16 inch, độ phân giải cao 2560 x 1600 điểm ảnh và được cân chỉnh để chuẩn màu - điều rất quan trọng trong việc hậu kỳ hình ảnh và video. Đây cũng là một dòng máy 2-in-1 nên có thể đặt theo hình ‘cái lều’ (tent mode) để xem phim hoặc lật ngược màn hình ra sau để trở thành máy tính bảng kích thước lớn.
Máy được trang bị vi xử lý Intel Core i7 thế hệ 13 cùng với SSD NVMe thế hệ thứ 4 mới nhất và 16GB RAM giúp tôi có thể giải quyết một cách dễ dàng những bài tập mà thầy cô giao cho, công việc làm thêm với ảnh chụp và video cũng trở nên nhanh chóng hơn trước rất nhiều, không còn hiện tượng bị ‘crash’ ứng dụng như dòng máy cũ nữa.
Một người bạn Gen Z cùng lớp của tôi cũng mua laptop trong đợt này và chọn chiếc Zenbook 14 OLED. Người bạn này cũng là sinh viên ngành đồ họa và yêu công nghệ nên rất quan tâm đến chất lượng hiển thị của laptop. Và phải công nhận là màn hình OLED độ phân giải 2.8K của chiếc máy này có chiều sâu ấn tượng vì những điểm ảnh màu đen có thể tắt được hoàn toàn, màu sắc cũng ‘chuẩn chỉnh’ vì nhận được chứng chỉ PANTONE Validated.
Một chị đồng nghiệp thuộc thế hệ Gen Y hiện đang là kế toán của công ty cũng vừa ‘sắm’ cho mình một chiếc laptop mới với tiêu chuẩn Intel® Evo™ là Dell XPS 13 Plus. Người chị này là một người ‘mộ điệu’ thích những thiết bị công nghệ mỏng, nhẹ và có thiết kế đẹp. Dòng Dell XPS 13 Plus với vỏ ngoài hoàn thiện bằng kim loại, màn hình tràn viền cân đối, hàng phím chức năng cảm ứng và touchpad ‘ẩn’ thời thượng đã nhanh chóng ‘lọt vào mắt xanh’ của chị ấy.
Trong lần mua laptop này, chứng nhận Intel® Evo™ đã trở thành ‘kim chỉ nam’ về chất lượng cho tôi cũng người bạn, người chị Gen Z và Gen Y của mình, giúp chúng tôi đỡ cảm thấy bị ‘ngợp’ trong thị trường laptop đang quá đa dạng, nhiều mẫu mã. Chỉ cần chọn những laptop với chiếc tem Xanh - xám - đen của Intel® Evo™ thì ta sẽ có ngay một dòng máy với thiết kế mỏng nhẹ, đẹp, nhưng ‘nhỏ mà có võ’ với hiệu năng mạnh mẽ, tính năng hữu dụng và thời lượng pin bền bỉ cho ngày dài năng động.