Mạng 5G đã xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2020 thông qua các trạm phát sóng thử nghiệm của MobiFone, VinaPhone và Viettel. Tới ngày 15/10/2024 vừa qua, tức sau 4 năm thử nghiệm, Viettel mới là nhà mạng đầu tiên tuyên bố thương mại hóa mạng 5G ở cả 63/63 tỉnh, thành trên cả nước. Tuy nhiên, mỗi địa phương chỉ đang có những phạm vi nhỏ hẹp có sóng 5G của Viettel, mang tính trải nghiệm là chính.
Chẳng hạn tại TP.HCM, khi đứng gần giao lộ Mai Chí Thọ - Tố Hữu, người dùng di động sẽ dễ dàng kết nối mạng 5G của Viettel. Song chỉ cần di chuyển ra xa khu vực này, mạng 5G sẽ yếu dần rồi chuyển về lại mạng 4G. Việc truy cập Internet di động bằng mạng 5G như trên cũng như việc điện thoại liên tục phải đảo giữa 4G, 5G khiến người tiêu dùng đặt ra nhiều câu hỏi.
Trong cùng điều kiện, mạng 5G không ngốn nhiều data hơn mạng 4G
Việc kết nối mạng 5G hoặc 4G với cùng một dịch vụ Internet không ảnh hưởng trực tiếp đến lượng dữ liệu mà người dùng sử dụng. Lượng dung lượng data tiêu thụ phụ thuộc vào hoạt động của người dùng, chẳng hạn như xem video, lướt web, hoặc tải xuống tệp tin.
Sự khác biệt ở đây là 5G có tốc độ nhanh hơn đáng kể so với 4G (xét ở cùng độ mạnh tín hiệu). Vì vậy, người dùng có thể tải nội dung, xem video chất lượng cao hơn hoặc hoàn thành các tác vụ khác nhanh hơn trên 5G. Nếu không quản lý cách sử dụng hoặc điều chỉnh chất lượng nội dung, việc sử dụng mạng 4G hay 5G đều có thể khiến tiêu thụ data nhiều hơn mà người dùng không nhận ra.
Vì vậy, về lý thuyết, mạng 5G và 4G sẽ không tốn dung lượng data khác nhau cho cùng một dịch vụ hoặc hoạt động, nhưng tốc độ và chất lượng cao hơn trên 5G có thể dẫn đến việc sử dụng nhiều dung lượng hơn trong thực tế nếu bạn không kiểm soát kỹ.
Mạng 5G có thể làm điện thoại nóng hơn so với mạng 4G
Trong điều kiện như nhau, khi tín hiệu của 4G và 5G đều mạnh và cả hai đều sử dụng cùng một dịch vụ Internet trên cùng một mẫu điện thoại, thì điện thoại kết nối mạng 5G có khả năng nóng hơn so với khi kết nối mạng 4G. Nguyên nhân chính nằm ở sự khác biệt về cơ chế hoạt động và công nghệ giữa 4G và 5G.
- Tốc độ truyền dữ liệu cao hơn trên 5G: 5G cho phép truyền tải lượng dữ liệu lớn hơn với tốc độ cao hơn so với 4G. Việc xử lý lượng dữ liệu lớn hơn đòi hỏi chip trong điện thoại phải hoạt động mạnh hơn, dẫn đến tiêu thụ năng lượng nhiều hơn và gây ra hiện tượng nóng máy.
- Tần số sử dụng khác nhau: Mạng 5G thường hoạt động trên dải tần cao hơn so với 4G, giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu. Nhưng 5G đòi hỏi điện thoại phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để duy trì kết nối mạnh mẽ ở các tần số cao như vậy, làm nóng máy hơn so với 4G.
Hiệu suất của modem 5G: Trong các thiết bị hiện đại, modem 5G có thiết kế phức tạp và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với modem 4G, đặc biệt là khi truyền tải dữ liệu tốc độ cao. Dù điện thoại đời mới đã được tối ưu hóa, sự khác biệt về tiêu thụ năng lượng giữa 4G và 5G vẫn tồn tại.
Dù vậy, mức độ nóng khác nhau giữa điện thoại truy cập mạng 4G và 5G không phải lúc nào cũng rõ rệt, và còn phụ thuộc vào yếu tố như loại chip mà điện thoại đang sử dụng. Những mẫu điện thoại với chip hiệu năng cao và tối ưu hóa tốt có thể giảm thiểu sự chênh lệch về nhiệt độ giữa 4G và 5G.
Còn thực tế tại Việt Nam hiện nay, việc điện thoại liên tục chuyển đổi giữa mạng 5G và 4G trong những khu vực mà phủ sóng 5G chưa ổn định cũng có thể là nguyên nhân gây hao pin và nóng máy. Theo đó, khi tín hiệu 5G không ổn định (ví dụ người dùng đứng ngay rìa vùng phủ sóng của mạng 5G), điện thoại phải tìm và kết nối lại với mạng 4G hoặc 5G liên tục, khiến bộ xử lý làm việc nhiều hơn.
Việc chuyển đổi liên tục giữa các băng tần (từ 4G sang 5G, và ngược lại) cũng đòi hỏi điện thoại phải duy trì nhiều kết nối đồng thời với các trạm phát sóng khác nhau, càng làm tăng mức độ tiêu thụ năng lượng. Nếu người dùng ở khu vực có tín hiệu 5G không ổn định, để tiết kiệm pin và tránh máy bị nóng, việc tắt tính năng 5G trên điện thoại (vào Settings