Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Patricico Javier Ávalia từ Đại học Concepción (Chile) đã mô hình hóa khả năng tồn tại của các "ngoại mặt trăng" xung quanh các "hành tinh thất bại".
Hành tinh thất bại là những thế giới có bản chất gần giống như những hành tinh khí khổng lồ, nhưng trôi dạt vô định trong vũ trụ mà không quay quanh bất cứ hành tinh nào. Có nhiều giả thuyết xung quanh trạng thái cô đơn này: chúng đã không may bị đẩy văng khỏi "hệ mặt trời" của mình, hoặc đã từng có một ngôi sao đồng hành nhưng ngôi sao ấy đã chết. Cũng có lý thuyết cho rằng
Theo Daily Mail, phân tích mới cho thấy các mặt trăng quay quanh các hành tinh thất bại thường nhận một lượng bức xạ vũ trụ để có thể biến hydro và carbon dioxide thành nước lỏng. Nước trên đó sẽ ít hơn 10.000 lần so với đại dương Trái Đất, nhưng nhiều hơn 100 lần so với nước trong bầu khí quyển. Đó vẫn là một lượng vừa đủ cho sự sống ngoài hành tinh sinh sôi.
Hành tinh thất bại thường có trường hấp dẫn đủ lớn để tạo nên thủy triều cho các mặt trăng của nó, giống như cách Sao Mộc tác động lên các "mặt trăng sự sống" như Europa, Ganymede..., giúp hành tinh có sự vận hành phù hợp để nuôi dưỡng sự sống. Hành tinh này cũng không nóng như sao nên dù các mặt trăng ở gần, chúng vẫn sẽ không bị thiêu đốt như cách các hành tinh quá gần sao mẹ phải hứng chịu.
Theo Science Alert, một trở ngại được đặt ra nữa là ánh sáng. Tuy nhiên những năm gần đây các nhà khoa học liên tục tìm ra các thế giới dị kỳ với sinh vật tồn tại không cần ánh sáng ngay trên Trái Đất: trong các hố thủy nhiệt dưới đáy biển, dưới lòng đất, dưới băng vĩnh cửu. Sinh vật ngoài hành tinh trên các ngoại mặt trăng trong hệ mặt trời như Europa hay Enceladus cũng được kỳ vọng sẽ là loại này, bởi tồn tại bên dưới đại dương ngầm có vỏ băng vĩnh cửu.
Vì vậy dù mặt trăng của các hành tinh thất bại là "mặt trăng bóng tối", chúng vẫn dư sức sống được.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học International Journal of Astrobiology.