Johnie, một người dùng trong lĩnh vực FinTech Geek đã chia sẻ trên cộng đồng X/Twitter về trường hợp hy hữu của mình, theo đó anh cho biết máy giặt của mình đã bí mật gửi 3,66GB dữ liệu mỗi ngày.
Theo Tomshardware, bài đăng cũng đi kèm với hình ảnh lịch sử router của Asus cho thấy máy giặt LG đã tải xuống ít nhất 100MB và tải lên 3,57GB dữ liệu chỉ trong một ngày. Trong khi đó, theo ảnh chụp màn hình giao diện router của Asus, máy giặt chỉ chiếm 5% lưu lượng truy cập internet hàng ngày của Johnie.
Tương tự các hãng khác, LG cung cấp ứng dụng – SmartThinQ – cho phép dùng kiểm soát và tự động hóa tất cả các thiết bị gia đình tương thích. Kết nối máy giặt cho phép các tính năng như có thể tải xuống các chương trình giặt bổ sung. Tuy nhiên trong trường hợp này vẫn chưa hiểu vì sao lượng dữ liệu trên lại cao đến vậy.
Có rất nhiều giả thuyết về lý do tại sao máy giặt LG lại ngốn dữ liệu đến vậy. Nhiều người cho rằng thiết bị này có thể đã bị là mục tiêu trong một vụ tấn công mạng. Vào năm 2017, một lỗ hổng có tên HomeHack đã được phát hiện trong hệ thống smarthome của LG. Lỗ hổng này có thể cho phép hacker đăng nhập vào tài khoản thiết bị gia dụng SmartThinQ của người dùng LG và chiếm quyền điều khiển từ xa các thiết bị được kết nối với tài khoản. Kẻ gian có thể, đã theo dõi người dùng gia đình thông qua máy quay video trong máy hút bụi robot Hom-Bot.
HomeHack đã được vá ngay sau khi được phát hiện, nhưng vụ việc cho thấy mối nguy hiểm tiềm ẩn khi cung cấp kết nối trực tuyến cho mọi thứ trong một gia đình. Có rất nhiều cảnh báo rằng máy của Johnie có thể đã được trưng dụng cho mục đích khai thác tiền điện tử, dẫn đến nhiều cáo buộc rửa Bitcoin.
Johnie đã tắt kết nối máy giặt với router của mình nhằm ngăn chặn thiết bị sử dụng dữ liệu của anh.
Theo các nhà nghiên cứu, các thiết bị gia dụng không dây như loa thông minh, TV thông minh, camera an ninh,... ngày càng trở nên phổ biến và thường được kết nối với internet. Điều này khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn của các hacker.
Khi bị tấn công, các thiết bị gia dụng không dây có thể bị mã hóa dữ liệu, khiến người dùng không thể truy cập được. Các hacker sau đó sẽ yêu cầu người dùng trả tiền chuộc để đổi lấy chìa khóa giải mã.