Minh bạch sao kê của các sàn giao dịch tiền điện tử chuẩn xác đến đâu?

VOV.VN - Có một thực tế hiện nay là không phải sàn giao dịch nào cũng cung cấp “bằng chứng dự trữ tài sản” một cách chuẩn xác.

Thị trường tiền điện tử đã trải qua một tuần sóng gió và khủng hoảng khi FTX, sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ hai thế giới tính theo khối lượng, không thể xử lý việc rút tiền và đã nộp đơn xin phá sản. Trước cuộc khủng hoảng này, Giám đốc điều hành Binance Changpeng Zhao đã ủng hộ tất cả các sàn giao dịch tạo ra một giao thức bằng chứng dự trữ sẽ chứng minh cho cộng đồng thấy tài sản của họ bằng hoặc lớn hơn nợ phải trả.

Danh tiếng của tiền điện tử đã bị hoen ố, gây ra nỗi thất vọng, bức xúc và nghi ngại về tính minh bạch của tài sản số. Làn sóng kêu gọi công khai bằng chứng về tài sản dự trữ - Proof Of Reserves (PoR) đối với các sàn giao dịch điện tử lớn đang là chủ đề mà người dùng chờ đợi hiện nay.

Minh bạch sao kê của các sàn giao dịch tiền điện tử chuẩn xác đến đâu? - Ảnh 1.

CEO Binance cảnh báo cộng đồng: “Nếu một sàn giao dịch chuyển lượng lớn tiền điện tử của mình trước hoặc sau khi công khai ví thì đó rõ ràng là có vấn đề. Tránh xa chúng ngay!”.

Rất nhanh chóng, 2 sàn giao dịch Crypto.com và Gate.io đã công bố bằng chứng về tài sản dự trữ của mình thông qua các địa chỉ ví blockchain. Thế nhưng ngay lập tức, cộng đồng mạng đã phát hiện rằng Crypto.com gửi số lượng ETH giá trị tới 400 triệu USD vào ví của sàn Gate.io, dấy lên câu hỏi rằng có phải sàn giao dịch này chỉ đi mượn số ETH này để báo cáo số liệu cho người dùng yên tâm, sau đó đem trả lại các sàn giao dịch khác.

Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới công khai địa chỉ ví lưu trữ của mình để chứng minh rằng họ không mang tiền của khách hàng đi đầu tư chỗ khác (như FTX.com đã làm). Sau Binance, Bybit - sàn giao dịch tiền điện tử có khối lượng truy cập top đầu thế giới khác đã công bố các ví blockchain dự trữ tài sản của mình. Khác với Crypto.com và Gate.io, không có giao dịch đáng ngờ nào xuất hiện tại các ví này.

Trong thông cáo báo chí ngày 16/11 vừa qua, CEO Bybit Ben Zhou thậm chí còn tuyên bố kết hợp cùng Nansen để tạo ra một bảng tổng quan để bất kỳ người dùng nào cũng có thể xác minh rằng tài sản của họ thực sự được dự trữ một-một, chứng minh Bybit đang bảo vệ tài sản của khách hàng hoàn toàn minh bạch.

Minh bạch sao kê của các sàn giao dịch tiền điện tử chuẩn xác đến đâu? - Ảnh 2.

Một địa chỉ ví ETH giá trị 153 triệu USD của Bybit

Tại thời điểm công khai, các khoản holding lớn nhất của Bybit lần lượt là USDT, BTC, ETH và USDC. Các tài sản blue chip này chiếm hơn 85% nguồn dự trữ và hơn 50% tổng số là stablecoin. Tổng tài sản dự trữ trị giá hơn 1 tỷ USD được nắm giữ bởi sàn giao dịch

Phân tích đầy đủ về các khoản dự trữ có thể được xác minh trên bảng tổng quan Nansen. Mặc dù đây là khoảng thời gian khó khăn với tất cả người dùng tiền điện tử trên toàn thế giới, sự minh bạch là cần thiết để đảm bảo môi trường đầu tư trong sạch, tránh những sai lầm tương tự như FTX.com xảy ra thêm 1 lần nữa.

Theo dữ liệu từ CoinMarketCap vào ngày 21/11, giá Bitcoin đã giảm xuống còn 15.973 USD. Đây là lần thứ hai giá Bitcoin mất mốc 16.000 USD trong khoảng thời gian một tháng trở lại đây. Không chỉ riêng Bitcoin, giá Ethereum - đồng tiền điện tử lớn thứ hai thế giới, cũng đã giảm 8% trong 24h qua, xuống còn 1.118 USD. Vốn hóa của thị trường tiền điện tử trong ngày 21/11 đang duy trì ở mức 828 tỷ USD.

Theo Livemint, nguyên nhân chính khiến cho giá Bitcoin và hàng loạt đồng tiền điện tử khác liên tục sụt giảm trong thời gian này đến từ cuộc khủng hoảng niềm tin sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX./.