Không thể phủ nhận những giá trị to lớn mà smartphone mang lại cho con người kể từ khi xuất hiện cách đây 14 năm. Tuy nhiên, khi chúng càng mang tới nhiều tiện ích, người dùng lại càng có khát khao sở hữu và đắm chìm. Thậm chí, nhiều người vô tình “nghiện” smartphone và không thể dứt chúng - Nomophobia.
Hãy cùng khám phá các dấu hiệu, tác động của chứng “nghiện” điện thoại thông minh để xác định, thừa nhận và giải quyết thực trạng này.
Thế nào là chứng Nomophobia?
Nomophobia - NO MObile PHone PhoBIA là thuật ngữ mô tả tâm lý sợ hãi khi bị tách rời khỏi điện thoại thông minh của nhiều người dùng.
Chúng ta đang sống trong một xã hội - nơi mọi người thích được dán nhãn. Cùng với công nghệ, những nhãn này mô tả giới tính, nghề nghiệp hoặc địa vị xã hội của một người. Trong thực tế, việc bị gắn nhãn được xem là thứ hạn chế tâm lý con người hơn nhiều thứ khác.
Ảnh minh họa.
Ví dụ, những người luôn sử dụng điện thoại thường dufg chúng dùng để giết thời gian; ở một số nơi trên thế giới, những người sở hữu iPhone được cho là giàu có... Mặt khác, Nomophobia là thuật ngữ dành cho những người không thể sống thiếu smartphone.
"Nghiện" smartphone có giống như một loại ma túy?
Không. Trước hết, không có chất vật lý nào liên quan đến chứng "nghiện" điện thoại thông minh. Mọi người đều có thể “nghiện” smartphone, nhưng điều gì khiến món đồ này trở nên gây nghiện? Đó là những gì bên trong chúng.
Thực tế, các dạng "nghiện" công nghệ đã được chẩn đoán từ giữa những năm 1990. Mặc dù các nghiên cứu không tập trung vào “những thứ gây nghiện” cụ thể nhưng cũng đề cập đến một “bóng ma” có sức ảnh hưởng rộng lớn hơn nhiều sự vật. Vào những năm 90, cơn "nghiện" sẽ là TV, GameBoy, Walkman hoặc Nokia 5110 (trò rắn săn mồi).
Ảnh minh họa.
Ngày nay, công nghệ đã phát triển nhưng sự thật không phải là tất cả đều khác biệt. TV vẫn gây nghiện, nhưng dưới hình thức phát trực tuyến; GameBoy về cơ bản có trong mọi smartphone với hàng triệu tựa game hấp dẫn hơn. Tóm lại, người dùng đều có một thế giới trong túi của mình nhờ ... ứng dụng.
Dù tốt hay xấu, các nhà sản xuất điện thoại thông minh và mọi bên liên quan khác đều… tạo ra những hệ lụy này, bao gồm những “gã khổng lồ” công nghệ như Facebook, Twitter, Instagram, TikTok, v.v. Đối với các nhà sản xuất điện thoại - đó là cơ hội để họ bán sản phẩm của mình, cuốn người dùng quay lại với sản phẩm đó, mua smartphone mới, mua dịch vụ đăng ký, mua phụ kiện, v.v.
Vì vậy, có, lý thuyết cho rằng điện thoại thông minh “gây nghiện” là hoàn toàn hợp lệ. Apple hay Samsung có cần người dùng “nghiện” smartphone hay không? Không cần thiết. Vậy họ có muốn bạn trở thành một người dùng trung thành không? Chắc chắn rồi!
Đối phó với sự phụ thuộc vào smartphone
Có rất nhiều phương pháp và thủ thuật có thể giúp người dùng kiểm soát sự phụ thuộc vào smartphone. Vấn đề là người dùng cần phải hiểu rõ về smartphone.
Ảnh minh họa.
Một số lời khuyên đơn giản để cai “nghiện” smartphone chỉ là:
● Kết bạn và ra ngoài với họ.
● Chỉ nói chuyện với người thân và ngừng trò chuyện với người lạ
● Ấn định giờ đi ngủ và không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ
● Tắt thông báo ứng dụng
● Xóa một số ứng dụng mạng xã hội nhất định
Những gợi ý trên quá đơn giản nhưng sẽ không dễ thực hiện khi đại dịch Covid- 19 đang ảnh hưởng tới toàn cầu. Nhiều người không thể gặp gỡ bạn bè; hoặc họ là một người hướng nội, không sẵn sàng trò chuyện trực tiếp. Smartphone có thể biến thành một chiếc đồng hồ báo thức hay công việc của nhiều người có liên quan đến mạng xã hội cũng là những khó khăn nhất định.
Dưới đây là 2 cách để người dùng giới hạn thời gian sử dụng smartphone một cách hiệu quả.
iPhone & các thiết bị iOS: Screen Time
Thực tế, đa số smartphone đều có phần mềm chuyên dụng được thiết kế để giúp người dùng điều chỉnh thời gian sử dụng chúng. Ví dụ: đối với các sản phẩm của Apple, đó sẽ là tùy chọn Screen Time trong ứng dụng Cài đặt (Setting), cho phép người dùng cài đặt:
● Downtime – giới hạn thời gian sử dụng
● Giới hạn ứng dụng
● Giới hạn giao tiếp
Thiết bị Android: Digital Wellbeing / Digital Balance
Ảnh minh họa.
Hai tính năng này cũng tương tự như tính năng Screen Time trên iPhone & thiết bị iOS. Người dùng có thể tùy chỉnh thời gian sử dụng ứng dụng mỗi ngày.
Những giải pháp độc đáo cai “nghiện” smartphone
Ngoài những cách trên, người dùng có thể áp dụng 3 gợi ý dưới đây để khiến cho trải nghiệm "không smartphone" trở nên thú vị hơn:
1. Chuyển sang điện thoại có màn hình nhỏ hơn (và pin nhỏ hơn)
2. Sử dụng các đồ dùng vật lý thay thế smartphone (ví dụ: máy tính bỏ túi, ghi chú tay, bật lửa hoặc la bàn)
3. Sử dụng điện thoại có thể gập lại (Galaxy Z Flip) để hạn chế nhìn vào màn hình
Smartphone mang đến cho con người vô số tiện ích và khả năng kết nối không giới hạn. Tuy nhiên, điện thoại thông minh chỉ là công cụ để phục vụ cho cuộc sống vật chất con người, đừng biến mình thành kẻ lệ thuộc vào chúng!