Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics đã sử dụng từ vệ tinh lập bản đồ sao Gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) để điều tra lịch sử của Hyades, một cụm sao hình chữ V nằm trong chòm Taurus, nằm ở phần mặt của chú bò tót mà chòm sao đã vẽ lên bầu trời.
Nói trên Live Science, tiến sĩ Tereza Jerabkova từ ESA, tác giả chính của nghiên cứu cho biết đây là một cụm sao khoảng 600-700 triệu năm tuổi, gồm vài trăm ngôi sao và cách chúng ta 150 năm ánh sáng. Một trong các ngôi sao của cụm chính là Epsilon Tauri, tức ngôi sao "Mắt Bò Tót", cực sáng và trông như phần mắt của mãnh thú Taurus.
Cụm sao non trẻ này vẫn đang thay đổi hình dạng đáng kể do tác động của lực hấp dẫn từ các cụm và vật thể lân cận khác. Các nhà nghiên cứu đã nhắm đến 2 chiếc "đuôi thủy triều" của cụm sao. Một nhánh hướng về trung tâm thiên hà chứa Trái Đất Milky Way, nhánh kia tách về một phương khác tạo cho cụm sao hình dáng chữ V độc đáo.
Họ phát hiện ra rằng bên trong các nhánh đó, khi các ngôi sao già đi và có khối lượng lớn hơn, chúng chen lấn các ngôi sao trẻ khác và đẩy tất cả về phần rìa của cụm như có một lực kéo vô hình. Ở đó, các ngôi sao dễ bị tác động bởi các lực hấp dẫn bên ngoài, dần dần rời khỏi quỹ đạo của cụm sao và... tan biến vào không gian, như thể có một con quái vật đang nuốt mất chúng.
Con quái vật đó chính là một khối lượng khổng lồ, không nhìn thấy được của vật chất tối cổ đại, thứ còn sót lại từ quá trình tạo ra Milky Way. Ước tính cụm vật chất tối có khối lượng bằng 10 triệu mặt trời.
Theo tiến sĩ Jerabkova, điều này không chỉ lý giải sự biến dạng của chòm sau Taurus trên bầu trời, mà còn cho thấy việc lập bản đồ sao của Gaia có thể tiết lộ không chỉ các ngôi sao và hành tinh, mà còn giúp định vị những cấu trúc vô hình làm nền tảng cho vũ trụ. Các nghiên cứu trước đây của NASA ước tính vật chất tối chiếm ít nhất 27% khối tượng toàn vũ trụ, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy chúng.