Vào năm 2017, thông qua những hình ảnh mà Hubble ghi lại, các nhà thiên văn học từng báo cáo về một cái bóng lạ quét qua bề mặt của một đĩa khí bụi hình bánh kếp khổng lồ, bao quanh ngôi sao lùn đỏ TW Hydrae.
"Bóng ma" này không phải từ một hành tinh, mà từ một đĩa khí bụi khác, nhỏ hơn nhiều và hơi nghiêng so với đĩa bên ngoài. Mới đây, bóng ma thứ hai tiếp tục hiện ra.
Theo SciTech Daily, nó được xác định là đĩa khí bụi thứ hai. Cả hai "bóng ma" này đã cung cấp cái nhìn ngoạn mục về hai hành tinh ở một giai đoạn chưa từng thấy trước đây, hai phôi thai còn chưa rõ hình dạng.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học John Debes từ Viện khoa học Kính viễn vọng không gian ở Maryland - Mỹ và Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết đó cũng là hai đĩa tiền hành tinh hoàn toàn khác biệt so với những cái từng biết.
Lần đầu tiên chụp trực tiếp hành tinh đang bị "mặt trời" ăn thịtBan đầu chỉ thấy một cái là vì chúng chỉ như một, hoặc ít nhất nằm sát nhau và hoạt động cùng một cách. Bỗng dưng hai bóng ma này tách ra và bắt đầu cho thấy chúng là hai chiếc đĩa riêng biệt, hoạt động khác nhau, mặt phẳng quỹ đạo cũng hơi khác nhau.
Điều này vẫn đang khiến các nhà khoa học bối rối và cả thú vị, bởi sẽ tiết lộ những điều chưa từng biết về cách một hành tinh ra đời.
Các dữ liệu ban đầu cho thấy các hành tinh non trẻ này nằm trong một khu vực có khoảng cách gần bằng Sao Mộc so với Mặt Trời, quay quanh sao mẹ mỗi 15 năm, có mặt phẳng quỹ đạo nghiêng từ 5-7 độ so với đĩa tiền hành tinh chính của sao mẹ.
Bất ngờ, điều này hoàn toàn phù hợp với "kiến trúc phong cách hệ Mặt Trời", có thể cung cấp cho các nhà thiên văn cái nhìn "xuyên không" về quá khứ, để suy ra cách thế giới của chúhg ta hình thành.
Đĩa tiền hành tinh của sao mẹ cũng gồm 2 đĩa trong và ngoài, trong đó đĩa ngoài có thể có bán kính gấp vài lần Vành đai Kuiper của hệ mặt Trời. Đĩa này cũng có khoảng trống kỳ lạ ở khoảng cách gấp đôi khoảng cách Sao Diêm Vương với Mặt Trời, cho thấy khả năng về một hành tinh thứ ba.
Nghiên cứu vừa công bố trên The Astrophysical Journal.