Trong bối cảnh ngày càng có nhiều lệnh hạn chế truy cập vào các ứng dụng phổ biến, người dùng phải cài đặt ứng dụng thay thế từ nguồn bên ngoài để sử dụng. Tuy nhiên, khi lượng dữ liệu lớn liên tục được thu thập và phân tích bởi các ứng dụng không rõ nguồn gốc, nguy cơ rò rỉ dữ liệu, đánh cắp danh tính và xâm phạm quyền riêng tư ngày càng trở nên rõ rệt.
Những phiên bản thay thế này thường thiếu các chức năng cơ bản, các chính sách bảo mật mơ hồ hoặc vi phạm hoàn toàn quyền của người dùng. Ngoài ra, sau một thời gian các ứng dụng đó có xu hướng biến mất trên các cửa hàng ứng dụng vì nhiều lý do khác nhau (như không đủ số lượng người dùng), khiến dữ liệu nhạy cảm có thể rơi vào tay bên thứ ba.
Chẳng hạn, vào năm 2023, nhiều cuộc tranh luận liên quan đến lệnh cấm một số ứng dụng phổ biến đã diễn ra tại Brazil, Ireland và Nhật Bản. Tại Hoa Kỳ, các cuộc thảo luận về việc ban hành lệnh cấm truy cập TikTok đã dẫn đến những hạn chế của ứng dụng trên các thiết bị do chính phủ Hoa Kỳ cấp ở hơn một nửa số bang. Đối mặt với các lệnh cấm, người dùng ở các quốc gia này thường chọn sử dụng các ứng dụng thay thế để truy cập nội dung yêu thích, đó có thể là các phiên bản lậu.
Để hạn chế rò rỉ dữ liệu cá nhân, các chuyên gia khuyến cáo người dùng:
Hãy xem xét kỹ lưỡng trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào trên thiết bị công nghệ
Các cuộc thảo luận về lệnh hạn chế đối với một ứng dụng nào không nhất thiết dẫn đến việc cấm ứng dụng đó. Việc vội vàng tìm giải pháp thay thế có thể đồng nghĩa với việc bạn đang làm gia tăng rủi ro rò rỉ thông tin cá nhân, vì những ứng dụng này có khả năng không quan tâm đến mức độ an toàn của dữ liệu người dùng. Trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào chưa được xác minh trên các thiết bị cá nhân, người dùng nên cân nhắc những ưu và nhược điểm của ứng dụng đó. Các cửa hàng ứng dụng chính thức luôn là lựa chọn tốt nhất và an toàn nhất.
Hãy tìm hiểu về chính sách quyền riêng tư của ứng dụng
Người dùng nên tìm hiểu thêm về cách luật pháp của quốc gia họ quản lý quyền của người dùng và xử lý dữ liệu cá nhân. Đơn cử, ở Vương quốc Anh có Luật bảo vệ dữ liệu, cũng có thể tham khảo dưới dạng bản tóm tắt. Khi đọc chính sách quyền riêng tư của ứng dụng, điều quan trọng nên kiểm tra xem ứng dụng có tôn trọng quyền của người dùng hay không, và liệu ứng dụng chỉ thu thập dữ liệu mà họ được cấp quyền hay không. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng người dùng có thể liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng và yêu cầu họ xóa thông tin cá nhân.
Chia sẻ dữ liệu quá mức không phải là lựa chọn an toàn
Người dùng nên hạn chế cấp quyền truy cập dữ liệu của ứng dụng, vì điều này có khả năng dẫn đến nguy cơ tiết lộ hoặc lạm dụng dữ liệu cá nhân nếu ứng dụng không trang bị đủ các biện pháp bảo mật. Hơn nữa, một khi dữ liệu cá nhân được chia sẻ, thường rất khó kiểm soát việc phân phối và sử dụng dữ liệu đó, điều này cũng sẽ dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng lâu dài đến quyền riêng tư.
Để ngăn chặn những sự cố này, người dùng nên cân nhắc việc giới hạn quyền truy cập vào nguồn dữ liệu cá nhân như hình ảnh, danh bạ và vị trí, đối với những ứng dụng có thể hoạt động mà không cần đến nguồn thông tin này. Điều này cũng áp dụng cho bộ phận thu âm thanh, hạn chế quyền truy cập micro sẽ đảm bảo ứng dụng không thu thập thông tin khi “lắng nghe” những đoạn hội thoại của người dùng.
Giải pháp bảo mật hiện đại có thể giữ an toàn cho dữ liệu cá nhân trực tuyến
Các giải pháp bảo mật hiện đại có thể chặn các ứng dụng truy cập thông tin cá nhân, cảnh báo người dùng nếu số điện thoại và dữ liệu của họ bị rò rỉ cũng như cảnh báo họ nếu tệp độc hại đã được tải xuống trên các thiết bị. Ngoài ra, còn có các dịch vụ giúp cải thiện tính bảo mật của dữ liệu cá nhân bằng cách làm theo các hướng dẫn đơn giản.