Hoạt động này thể hiện tâm huyết của BE GROUP trong việc tôn vinh những đóng góp cho xã hội của lực lượng lao động này. Ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc BE GROUP cho biết: “Mục tiêu dài hạn của be là muốn xã hội công nhận TXCN là một nghề bởi họ cũng lao động khoảng 6-12 tiếng/ngày. Đã là nghề thì họ phải được cộng đồng tôn trọng, được bảo vệ bởi pháp luật, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước, Luật Lao động. Chúng tôi rất vui mừng khi định hướng của be từ những ngày đầu thành lập đã từng bước được hiện thực hóa thông qua việc hợp tác với Bộ LĐTBXH để tiến vào lộ trình chuẩn hóa nghề TXCN, góp phần giúp cơ quan nhà nước quản lý tốt hơn và đồng thời hoàn thiện các chính sách an sinh, xã hội cho lực lượng lao động này”.
Dịp này, cuộc thi Tay Lái Vàng nhằm chuyên nghiệp hóa nghề tài xế công nghệ chính thức được giới thiệu. Cuộc thi Tay Lái Vàng gồm 4 vòng: Đề pa, Tăng ga, Tiến xa và Về đích. Trong đó, vòng 2 - tăng ga chính khóa huấn luyện “tài xế công nghệ” chuyên nghiệp đầu tiên, các tài xế của be sẽ được đào tạo các chuẩn mực chuyên nghiệp đầu tiên trên toàn quốc với 330 học viên.
Cụ thể, các bác tài sẽ được tiếp thu kỹ năng lái xe đúng luật và an toàn, kỹ năng xử lý các tình huống giao thông (giả định), kỹ năng kiểm soát căng thẳng, dịch vụ khách hàng… Những tài xế vượt qua bài thi lý thuyết và thực hành suốt khóa tập huấn sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện. Đây hứa hẹn là chương trình đào tạo nghề tài xế công nghệ đầu tiên, gắn liền với thực tiễn, được chính Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp làm cố vấn.
Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng, Cục Giáo dục Nghề nghiệp lãnh đạo Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đánh giá cao và đặt kỳ vọng ở cuộc thi để đối tượng tài xế phục vụ khách hàng tốt hơn và nhận được sự tôn trọng từ khách hàng.
Từ đó, từng bước góp phần thay đổi những định kiến xã hội về các bác tài công nghệ, đồng thời từng bước thực hiện lộ trình đưa tài xế công nghệ chính thức trở thành nghề chính thức trong tương lai.
Tổng Cục trưởng Cục GDNN, Ông Nguyễn Hồng Minh đặt kỳ vọng vào sự hợp tác của hai bên trong thời gian tới
Hiện trên cả nước có đến 380 cơ sở sát hạch và đào tạo lái xe cơ giới, song lại chưa có đơn vị nào đứng ra đào tạo kiến thức và kỹ năng cho các tài xế công nghệ. Thông qua cuộc thi, ứng dụng gọi xe be cũng thể hiện rõ tầm nhìn muốn tài xế công nghệ được xã hội công nhận, tiến tới được pháp luật bảo về quyền lợi (bảo hiểm, hưu trí, an sinh…) cho lực lượng lao động hùng hậu đang ngày càng gia tăng thời 4.0.
Với mục tiêu hướng tới công nhận tài xế công nghệ là một nghề, “be” tổ chức cuộc thi “Tay lái vàng”, tạo sân chơi thú vị cho đối tác tài xế, bên cạnh nhiều đãi ngộ về bảo hiểm, thu nhập. Nối bật nhất là khóa huấn luyện “Tài xế công nghệ chuyên nghiệp” đầu tiên, tạo cơ sở để xã hội công nhận tài xế lái xe công nghệ là một nghề với kì vọng được bảo vệ bởi luật pháp, bởi chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, Luật Lao động.