Điều này để khiến thị trường buôn bán đồ cũ tại Nhật Bản ngày càng tăng lên, và đó chắc chắn không phải là tin vui cho Apple bởi đây là một trong những thị trường lớn của công ty.
Báo cáo cho biết, đồng nội tệ của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm so với đô la Mỹ, dẫn đến việc người tiêu dùng bị thắt chặt chi tiêu. Kết quả là, người mua sắm ở Nhật Bản đã trở nên cởi mở hơn với việc mua đồ cũ, một phần nhờ vào sự gia tăng của các trang đấu giá trực tuyến.
Tại Nhật Bản, vào tháng 7, Apple đã tăng giá của iPhone 13 lên gần 1/5. Giá iPhone 14 tiêu chuẩn khi ra mắt cũng cao hơn 20% so với iPhone 13, ngay cả khi giá bán ở Mỹ không thay đổi. Điều này bắt nguồn từ giá đồng yên đã giảm đến 22%.
Salaryman Kaoru Nagase, một người dùng muốn có một chiếc điện thoại mới nhưng không thể chấp nhận giá của một chiếc iPhone 14 ở mức khởi điểm 814 USD. Vì vậy, Nagase đã mua một chiếc iPhone SE 2 đã qua sử dụng tại khu điện tử Akihabara ở Tokyo với giá chưa đến một phần ba. Theo Nagase, mặc dù không có camera kép ở mặt sau như iPhone 14, nhưng iPhone SE 2 (ra mắt năm 2020) là một sự “cân bằng tốt” giữa chi phí và tính năng.
Còn Taishin Chonan, một khách hàng vừa mua iPhone 13 đã qua sử dụng, cho biết: “Trước đây, tôi chỉ mua điện thoại mới, và đây là lần đầu tiên tôi mua điện thoại đã qua sử dụng. Các mẫu mới rất đắt tiền”.
Mặc dù Apple từ chối bình luận về sự thay đổi của người tiêu dùng Nhật Bản nhưng trong báo cáo doanh số bán hàng của công ty cho thấy, thị trường Nhật Bản đã giảm 9% trong năm tài chính của hãng (kết thúc vào ngày 24/9). Giám đốc tài chính của Apple, Luca Maestri, cũng thừa nhận với các nhà phân tích vào tháng trước rằng đồng USD mạnh đã khiến sản phẩm của họ tăng giá ở một số quốc gia, nhưng doanh số bán hàng vẫn tăng hai con số ở Indonesia, Việt Nam và các thị trường khác.
Ghi nhận trên Belong, công ty chuyên bán điện thoại và máy tính bảng đã qua sử dụng trực tuyến, cho biết doanh số bán hàng trung bình trên trang thương mại điện tử Nicosuma của họ đã tăng gấp 3 lần so với ba tháng trước đó kể từ khi Apple tăng giá iPhone vào tháng 7. Theo Belong, một số thiết bị điện tử cũ đã qua sử dụng được bán trên Nicosuma được mua từ các doanh nghiệp, chẳng hạn như máy tính bảng trước đó được sử dụng để thanh toán trong quán café hoặc màn hình hiển thị trên taxi.
Còn theo trang web thương mại Mercari, họ đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số smartphone đã qua sử dụng, trong khi doanh số thiết bị gia dụng và điện tử cũng tăng trưởng.
Theo công ty nghiên cứu thị trường công nghệ MM Research Institute, doanh số bán smartphone đã qua sử dụng tăng gần 15% ở Nhật Bản, lên mức kỷ lục 2,1 triệu chiếc trong năm tài chính vừa qua và có khả năng đạt 3,4 triệu vào năm 2026. Đây rõ ràng là một sự thay đổi lớn đối với người tiêu dùng Nhật Bản, vốn có truyền thống cảnh giác với các mặt hàng cũ, bao gồm cả đồ điện tử.
Khá thú vị, MM Research Institute cho biết giá iPhone 14 tại Nhật Bản vẫn thuộc diện rẻ nhất trong số 37 quốc gia khi chưa tính thuế.