Người Việt hình thành thói quen lướt Facebook, "chát chít" trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo

Theo báo cáo mới nhất, Facebook, Zalo, YouTube, Shopee, Grab, Momo dẫn đầu top ứng dụng phổ biến tại Việt Nam.

Dựa trên báo cáo mới nhất từ dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt Nam - Q&Me (xu hướng tiêu dùng và suy nghĩ của người tiêu dùng Việt) đã chỉ ra rằng, người dân đang dần tạo thói quen lướt Facebook, "chát chít" trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo nhiều hơn.

Người Việt hình thành thói quen lướt Facebook, chát chít trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo - Ảnh 1.

Những ứng dụng thịnh hành trên smartphone của người Việt

Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 11/2020 nhằm tìm hiểu xu hướng và hành vi của người Việt Nam, khi sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động cũng như so sánh những thói quen đó với năm 2019. Qua báo cáo cho thấy, việc sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động đã tăng cả về số lượng cũng như thời lượng.

Trung bình, người dùng Việt đã tăng thời gian "phụ thuộc" vào điện thoại từ 4 lên 5 giờ mỗi ngày. Lý do bởi vì thời điểm đầu năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, phần lớn người dân thực hiện việc cách ly xã hội ở nhà và từ đó, thói quen sử dụng cùng số lượng ứng dụng dành cho thiết bị di động cũng tăng dần lên so với năm 2019 (từ 17 ứng dụng lên 22 ứng dụng mỗi tuần).

Người Việt hình thành thói quen lướt Facebook, chát chít trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo - Ảnh 2.

Ứng dụng mobile tại Việt Nam đều tăng ở 2 chỉ số: Số lượng và Thời lượng sử dụng so với năm 2019


Mạng xã hội

Mạng xã hội Facebook là ứng dụng mà người Việt Nam dành nhiều thời gian nhất, chiếm 1/4 tổng thời gian của họ. Xếp vị trí thứ 2, đó là mạng xã hội chia sẻ ảnh vô cùng được giới trẻ yêu thích - Instagram.

Người Việt hình thành thói quen lướt Facebook, chát chít trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo - Ảnh 4.

Mạng xã hội được 97% người dùng sử dụng và chiếm 28% thời gian của họ. Top ứng dụng là Facebook, tiếp đó là Instagram và Twitter


Ứng dụng nhắn tin

Bất ngờ rằng, Zalo lại trở thành ứng dụng "chat chít" phổ biến nhất Việt Nam. Vị trí thứ 2 thuộc về ứng dụng Messenger của Facebook. Ngoài ra, còn có Telegram - ứng dụng nhắn tin bảo mật nhất thế giới từ nước Nga.

Người Việt hình thành thói quen lướt Facebook, chát chít trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo - Ảnh 6.

Ứng dụng nhắn tin trên điện thoại được 98% người dùng sử dụng, chiếm 15% thời gian của họ. Top ứng dụng được dùng nhiều nhất là Zalo, tiếp sau đó là Messenger, Telegram


Ứng dụng xem video

Trước khi có TikTok, người Việt vẫn có thói quen sử dụng YouTube để xem những chương trình yêu thích của mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sức hút của ứng dụng xem video ngắn của Trung Quốc đang lan tỏa mạnh mẽ trong giới trẻ Việt. Xét về các con số, YouTube vẫn đang nhỉnh hơn TikTok rất nhiều (81% so với 34%).

Người Việt hình thành thói quen lướt Facebook, chát chít trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo - Ảnh 8.

Ứng dụng video được 85% người dùng sử dụng và chiếm 16% thời gian của họ. Top ứng dụng được dùng nhiều nhất là YouTube, tiếp theo là TikTok, NimoTV (Nền Tảng livestream game chuyên nghiệp)


Ứng dụng mua sắm trực tuyến

Mua sắm trực tuyến đã thâm nhập sâu hơn. Những người đã sử dụng các ứng dụng mua sắm (ví dụ: Shopee, Lazada, Tiki, v.v.) ít nhất một lần trong 7 ngày qua đã tăng vọt lên 61% từ 31% trong năm trước. Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến được nhiều người sử dụng nhất (49%).

Người Việt hình thành thói quen lướt Facebook, chát chít trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo - Ảnh 10.

Ứng dụng mua sắm được 61% người dùng sử dụng và chiếm chỉ vẻn vẹn 3% thời lượng của họ. Top ứng dụng được dùng nhiều nhất là Shopee, tiếp sau là Lazada, Tiki


Ứng dụng đặt xe và giao hàng

Miếng bánh thị phần khốc liệt nhất là top ứng dụng đặt xe và giao hàng/ thực phẩm. Hiện lĩnh vực này đang có chịu sự cạnh tranh của 4 ông lớn: Grab, GOJEK (trước là Go Việt), Be và Now. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng có mặt, lính mới Baemin đã xuất sắc vượt qua Be cũng như Now, để rượt đuổi 2 kẻ lão làng là Grab và GOJEK. Mặc dù vậy, chúng ta phải công nhận rằng, không dễ gì để thay đổi thói quen "book Grab đi" của người Việt.

Người Việt hình thành thói quen lướt Facebook, chát chít trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo - Ảnh 12.

Ứng dụng đặt xe và giao đồ ăn được 31% người dùng sử dụng và chiếm chỉ vẻn vẹn 1% thời lượng của họ. Top ứng dụng được dùng nhiều nhất là Grab, tiếp sau là GOJEK


Ứng dụng thanh toán di động

Việc sử dụng các ứng dụng liên quan đến tài chính (ứng dụng thanh toán không tiền mặt hoặc ứng dụng ngân hàng di động) đã tăng lên 68%, trong đó Momo chiếm ưu thế 42%.

Người Việt hình thành thói quen lướt Facebook, chát chít trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo - Ảnh 14.

Ứng dụng thanh toán di động được 68% người dùng sử dụng và chiếm chỉ vẻn vẹn 1% thời lượng của họ. Top ứng dụng được dùng nhiều nhất là Momo, tiếp sau là ZaloPay và F@st Mobile (của Techcombank)

Không có gì bảo đảm rằng, những ứng dụng trên sẽ giữ vững vị trí hiện tại trong thời gian dài, vì ngành công nghiệp ứng dụng di động đang tiến những bước mới. Nó tạo nên xu hướng thị trường Mobile App với công nghệ AI, 5G, thuật toán đám mây, thanh toán không tiền mặt nhanh chóng và hơn hết chúng là những ứng dụng mới thỏa mãn nhu cầu người dùng. Cho nên, trong tương lai thói quen của người Việt sẽ nhanh chóng có sự thay đổi.

Nguồn: Q&Me Market Research

Người Việt hình thành thói quen lướt Facebook, chát chít trên Zalo, mua sắm qua Shopee, book Grab đi làm và thanh toán bằng Momo - Ảnh 15.