Tin vui là nó sẽ không đến quá sớm trong thế hệ của chúng ta vài thế hệ sau, nhưng tin buồn là nhân loại đang tăng tốc đến "điểm tử thần" đó, một sự kiện có thể có tầm vóc không thua gì đại tuyệt chủng lớn nhất từng giết chết 95% loài trên trái đất.
Theo Science Alert, nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học khí hậu Kunio Kaiho từ Trường Đại học Tohoku - Nhật Bản đã cho thấy sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu càng lớn thì mức độ tuyệt chủng càng lớn.
Đối với các sự kiện nguội lạnh toàn cầu, tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất xảy ra khi nhiệt độ giảm khoảng 7 độ C. Với các sự kiện tuyệt chủng liên quan đến nóng lên toàn cầu, "điểm tử thần" nằm ở 9 độ C.
Con số này cao hơn nhiều so với các ước tính trước đó, cho rằng nóng thêm 5,2 độ C đã đủ quét sạch các đại dương.
Với tính toán mới, tiến sĩ Kaiho nhận định sự kiện tuyệt chủng có thể giết chết 95% các loài trên hành tinh từng xảy ra 250 triệu năm trước khó có thể lặp lại trước năm 2500 dù theo kịch bản tồi tệ nhất.
Thế nhưng, không chỉ mức độ biến đổi khí hậu khiến các loài gặp nguy hiểm, mà tốc độ nó xảy ra cũng quan trọng không kém. Trong cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 được cho là đang xảy ra dần dần trên toàn cầu này, nhiều loài sẽ bị "rơi rụng" không phải vì mức độ ấm lên quá lớn, mà vì những thay đổi diễn ra quá nhanh khiến chúng không kịp thích nghi.
Và hiện tại, mối nguy hiểm không chỉ đến từ bản thân Trái Đất, mà còn đến từ con người. Các tác giả cho biết sẽ rất khó nhận định diễn tiến của lần đại tuyệt chủng này, vì cách mà con người đang làm thay đổi Trái Đất rất khó lường.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Biogeoscience.