Đây là tỷ lệ cao thứ hai trên toàn cầu, chỉ đứng sau châu Phi (62%). Sau đó là Mỹ Latinh với tỷ lệ 48%, mức thấp nhất được ghi nhận ở Trung Đông với 42%.
Một phát hiện thú vị là hơn một nửa trẻ em ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (59%) tham gia các lớp học trực tuyến qua điện thoại thông minh.
3 trong số 5 trẻ em trong khu vực này (60%) gặp khó khăn về kỹ thuật khi kết nối với các bài giảng trực tuyến. Đa số (79%) được cha mẹ giúp đỡ khi sử dụng thiết bị, tuy nhiên, 16% học sinh có thể tự giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
Ông Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky châu Á - Thái Bình Dương (APAC) cho biết: “Trên toàn khu vực APAC, học tập trực tuyến đang trở thành tiêu chuẩn mới, chúng tôi dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Đó là những nhiệm vụ không dễ dàng đối với cả cha mẹ và con cái. Nhưng tôi hy vọng rằng kinh nghiệm thu được từ việc tham gia sâu vào thế giới trực tuyến sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới về hình thức học trực tiếp truyền thống cũng như cách sử dụng an toàn và hiệu quả hơn các công cụ kỹ thuật số".
Để theo kịp chương trình học, rất nhiều học sinh tại khu vực APAC đã phải cài đặt thêm ứng dụng trên thiết bị. Ví dụ, 38% học sinh bắt đầu sử dụng các dịch vụ hội nghị mới và 43% tải xuống các chương trình mô phỏng tương tác và các chương trình giáo dục khác. Một số phụ huynh (23%) bắt đầu cảm thấy cần có giải pháp bảo mật.
Ông Sergey Mardanov, Giám đốc Quan hệ với các trường đại học tại Tập đoàn Mail.ru cho biết: “Khi đại dịch COVID-19 tạo ra làn sóng chuyển đổi trên quy mô lớn sang học tập từ xa cũng là lần đầu tiên nhiều giáo viên và học sinh có trải nghiệm về làm việc và học tập trực tuyến".