Bên cạnh đó, quá nhiều tính năng nâng cấp trên smartphone mới sẽ khiến người dùng bối rối đưa ra quyết định có nên nâng cấp lên điện thoại mới và tốt hơn để bắt kịp xu hướng công nghệ mới nhất hay chưa?
Còn rất nhiều yếu tố khác nữa khiến người dùng rất muốn đổi đời điện thoại. Nhưng chẳng lẽ lại đua theo công nghệ thì tiền đâu chịu nổi. Liệu một năm đổi máy một lần có phù hợp không? Không phải như vậy, và đó thực sự là một sai lầm. Chỉ khi điện thoại người dùng gặp phải một số dấu hiệu dưới đây thì hãy nghĩ đến việc lên đời.
Tính năng lỗi thời
Một trong những đặc điểm rõ ràng và quan trọng nhất cho thấy điện thoại đang già đi đó là các tính năng phần cứng của nó không thể đáp ứng các yêu cầu mới nhất. Nhưng đừng vì những tính năng mới không có trên điện thoại cũ mà quyết định nâng cấp, về cơ bản người dùng cần biết rằng mình nên sử dụng smartphone trong bao lâu trước khi mua điện thoại mới.
Tuy nhiên, khi mà điện thoại cũ gần như không thể đáp ứng các tính năng phần mềm hiện đại thì nó quả thực đã quá cũ và người dùng nên từ bỏ nó đi là vừa. Nhìn chung, một smartphone không thể đáp ứng các yêu cầu của bản cập nhật tính năng mới là lúc người dùng có thể nghĩ đến việc chi tiền lên đời được rồi.
Giao diện chậm chạp
Smartphone được thiết kế để làm cho cuộc sống của chúng ta đơn giản hơn rất nhiều và giúp chúng ta truy cập vào thế giới ảo chỉ trong vài cú chạm. Nhưng sự dễ dàng và thoải mái như vậy có thể kết thúc khi điện thoại được nhồi nhét quá nhiều ứng dụng vào bên trong và làm chậm hiệu suất làm việc của nó.
Khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại được coi là một giải pháp nổi bật để đưa giao diện về lại trạng thái bình thường, nhưng nếu điều đó không có tác dụng nữa, không có lý do nào để người dùng tiếp tục bám trụ với chiếc điện thoại của mình nữa.
Bộ nhớ trong không đủ
Ngay cả những bức ảnh độ phân giải thấp cũng có thể chiếm dụng một không gian lưu trữ lớn trong điện thoại. Bộ nhớ trong là một trong những vấn đề phổ biến nhất trên smartphone hiện nay, và đó là lý do tại sao các nhà sản xuất tập trung vào nhiều không gian bộ nhớ trong hơn và ra mắt điện thoại có dung lượng lưu trữ lớn hơn. Ngay cả những smartphone giá khoảng 4-5 triệu đồng cũng có bộ nhớ trong lên đến 128 GB.
Việc thiếu bộ nhớ trong có thể tạo ra những khó khăn khác nhau trong smartphone như treo màn hình thường xuyên, tắt nguồn đột ngột, hết pin,… Vì vậy, nếu điện thoại đang gặp bất kỳ vấn đề nào trong số này thì đây là lúc người dùng có thể phải nâng cấp lên một thiết bị tốt hơn.
Không thể cập nhật hệ thống
Các bản cập nhật phần mềm mang đến cho thiết bị nhiều tính năng mới, đặc biệt là các bản cập nhật phần mềm lớn. Hầu hết các thương hiệu phát hành bản cập nhật trong khoảng thời gian ngắn vài tháng hoặc lên đến 18 tháng cho Android, thậm chí 5-6 năm đối với iPhone. Dĩ nhiên, các bản cập nhật sẽ hướng đến các mẫu điện thoại mới nhất, và trong trường hợp điện thoại không thể cập nhật, cách để có thể tận hưởng những tính năng trên bản cập nhật mới nhất là mua một điện thoại mới.
Gặp nhiều vấn đề thường xuyên
Người dùng đang phải đối mặt với các vấn đề như pin cạn kiệt nhanh, điện thoại tự động tắt hoặc bất kỳ lỗi bực bội nào khác. Dù đã sửa nó tại một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động một vài lần nhưng vấn đề chỉ đơn giản là vẫn xuất hiện, lúc này vấn đề có thể bắt nguồn từ một lỗi lớn hơn xuất hiện từ bo mạch chủ của điện thoại và cách tốt nhất là mua điện thoại mới. Hãy nhớ, trong những trường hợp này đừng cố gắng sửa chữa quá nhiều vì tổng số tiền người dùng bỏ ra có thể vượt quá số tiền mua điện thoại mới rất nhiều.
Nhìn chung, có lẽ chúng ta sẽ nhận ra rằng tốc độ, hiệu suất, khả năng lưu trữ, máy ảnh, màn hình hiển thị, tính năng, pin và bản cập nhật phần mềm là một số đặc điểm kỹ thuật quan trọng nhất khiến điện thoại lỗi thời theo thời gian. Lúc này, có lẽ người dùng nên chuyển sang thiết bị mới, dù sớm hay muộn thì điều đó cũng phải xảy ra.