Những loại gear sử dụng trong Call of Duty: Mobile VN, một dạng "pay to win" hay đơn thuần là công cụ hỗ trợ?

Hành động sử dụng gear phụ trợ để thỏa mãn thú vui chiến thắng có thể góp phần làm huỷ hoại cả cộng đồng game Call of Duty: Mobile VN.

Thị trường game mobile đang ngày một "phình to". Hiện tại, nổi bật nhất chính là những cái tên như Liên Quân Mobile, Free Fire, PUBG Mobile hay gần đây là Call of Duty: Mobile VN đang làm mưa làm gió tại Việt Nam. Như bao tựa game bắn súng trên di động, vấn nạn mất cân bằng giữa người chơi sử dụng công cụ hỗ trợ và không lúc nào cũng gây tranh cãi trong cộng đồng.

Những loại gear sử dụng trong Call of Duty: Mobile VN, một dạng pay to win hay đơn thuần là công cụ hỗ trợ? - Ảnh 1.

Nếu sử dụng những trang bị hỗ trợ được cho phép như tay cầm Xbox One, DualShock 4, nút gắn ngoài hay bọc chống mồ hôi thì chẳng có gì để bàn. Nhưng những loại thiết bị có thể coi như một dạng "hack game" mới là thứ xứng đáng được đem ra để bàn luận ở đây.

Vậy dạng "hack game" đó là gì?

Đó chính là các phụ kiện gắn ngoài có khả năng "bypass". Vậy "bypass" là gì? Đó là thuật ngữ để chỉ hành động qua mặt hệ thống trong game để xếp trận đấu với những người không sử dụng công cụ hỗ trợ. Đối với nhiều tựa game bắn súng online, cụ thể ở đây là Call of Duty: Mobile VN, để đảm bảo tính công bằng, nhà phát hành đã sắp xếp những người chơi sử dụng công cụ hỗ trợ, giả lập ra "mâm riêng". Điều này là vô cùng hợp lý bởi lẽ nếu dùng chuột và phím thì coi như đã nắm tới 70% tỉ lệ thắng đấu súng so với "team màn hình" rồi.

Tóm lại, "bypass" có công dụng xếp những người sử dụng công cụ hỗ trợ với những người không dùng chúng. Vừa tránh được những đối thủ chơi giả lập vừa được đi "hành gà".

Những loại gear sử dụng trong Call of Duty: Mobile VN, một dạng pay to win hay đơn thuần là công cụ hỗ trợ? - Ảnh 2.

Tại sao lại như vậy ư? Đó là bởi tính ưu việt của bàn phím và chuột trong các tựa game bắn súng. Việc bàn phím kết hợp với chuột phân bố chức năng cho các ngón tay người một cách hoàn hảo cộng với khả năng lia tâm bắn cũng đơn giản hơn là một điểm mạnh lớn rồi. Hơn nữa vốn các game thủ ưa thích game bắn súng hầu như đã từng có "quá khứ oanh liệt" với những CS:GO, Đột Kích, Warface... hay thậm chí là các bản Call of Duty quen thuộc như Modern Warfare 1 2 3, World War 2...

Vậy nên, các kỹ năng sử dụng chuột và phím đã tồn tại sẵn rồi, áp vào một game tương đối dễ làm quen như Call of Duty: Mobile VN thì còn nhanh "bắt nhịp" hơn nữa. Vậy nên game thủ mobile dù tay nhanh đến mấy, phản xạ như thế nào nhưng gặp gamer dùng phím chuột thì khả năng cao là cũng phải "buông máy" mà thôi.

Những loại gear sử dụng trong Call of Duty: Mobile VN, một dạng pay to win hay đơn thuần là công cụ hỗ trợ? - Ảnh 3.

Để đảm bảo tính công bằng, những thiết bị không phải di động sẽ được ghép ra một trận riêng.

Những "công cụ hỗ trợ" này đang "cày nát" tựa game hay như thế nào?

Đối với những thiết bị hỗ trợ "thô sơ" như nút phụ, bọc ngón tay thì không có gì đáng để suy nghĩ lắm. Vì suy cho cùng, nó cũng không thể khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các game mobile như phân bố chức năng các ngón tay không đều, chỉ sử dụng được 2-4 ngón là cũng đã khá mệt mỏi rồi.

Nhưng nếu là công cụ có khả năng kết nối chuột phím, màn hình ngoài cùng với khả năng "by pass" thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Như đã nói ở trên, làm thế nào mà một game thủ dùng 4 ngón, nhìn căng mắt vào chiếc màn hình chỉ có 5-6 inch lại có thể "đỡ" được người chơi hậu thuẫn bởi chiếc điện thoại được kết nối với chuột phím đầy đủ và một chiếc màn hình to bự 20-27 inch? Câu trả lời là "no hope".

Những loại gear sử dụng trong Call of Duty: Mobile VN, một dạng pay to win hay đơn thuần là công cụ hỗ trợ? - Ảnh 4.

Đầy đủ combo phụ kiện của chiếc của Asus ROG Phone, như thế này thì khác gì chơi game trên máy tính đâu chứ.

Nếu tình trạng sử dụng công cụ hỗ trợ diễn ra tràn lan và không có kiểm soát thì sớm hay muộn, từ những người chơi có kỹ năng đỉnh nhất cho tới những "newbie" cũng bỏ Call of Duty: Mobile VN.

Vui vẻ làm sao được khi bị "nhét" liên tục những viên đạn do sniper nã thẳng vào đầu khi vừa hồi sinh được vài giây? Liệu có muốn chơi khi mà đi "móc sau", bắn trượt vài viên rồi bị đối thủ thực hiện pha xử lý thần thánh gồm "quay 360 độ" + trả đạn thẳng vào mặt và nằm xuống khi chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra? Liệu còn ai muốn khoe chiến tích trên cộng đồng rồi bị hỏi một câu "xanh rờn" rằng: "Bạn dùng chuột à"?

Những loại gear sử dụng trong Call of Duty: Mobile VN, một dạng pay to win hay đơn thuần là công cụ hỗ trợ? - Ảnh 5.

Game thủ này đã không ít lần bị hỏi "dùng chuột để bắn à?".

Nhà phát triển game cũng đã có những động thái vô cùng kịp thời khi tung ra những bản update mạnh tay "cấm cửa" hành vi qua mặt này. Những người cố tình thực hiện bypass sẽ bị khóa luôn tài khoản.

Tuy mạnh tay là vậy nhưng vẫn còn tồn tại một số nhỏ những game thủ cố ý, tìm cách lách luật của nhà phát hành đề ra để thỏa mãn nhu cầu chiến thắng.

Vậy việc sử dụng những công cụ "bypass" này liệu có giống như trang bị gaming gear của game thủ chuyên nghiệp trên PC hay không?

Những loại gear sử dụng trong Call of Duty: Mobile VN, một dạng pay to win hay đơn thuần là công cụ hỗ trợ? - Ảnh 6.

Gaming Gear chất lượng cao - thứ không thể thiếu của tất cả các game thủ chuyên nghiệp.

Câu trả lời ở đây là không. Đối với giới game thủ chuyên nghiệp, việc sử dụng chuột hay bàn phím gaming có chất lượng cao là hoàn toàn cần thiết. Bởi lẽ trình độ, thao tác của họ đã quá tốt nên đi kèm với đó phải là những trang thiết bị tương xứng. Cảm giác chơi những tựa game yêu cầu phản xạ cao trên một chiếc bàn phím bị rít, hay chuột phản hồi chậm đã là một hành động "chấp kèo" khá sâu rồi.

Hơn nữa, gear "ngon" chưa chắc đã cải thiện trình độ của người chơi. Nó khác với việc xếp những người dùng chuột phím, phụ kiện có chức năng "by pass" vào chung với những người chơi bình thường để "hành gà".

Vậy còn những "gear hợp pháp" của những chiếc gaming phone thì sao?

Có thể nói rằng việc chiếc gaming phone của Asus ra đời đã tạo nguồn "cảm hứng" cho các nhà làm phụ kiện từ Trung Quốc. Asus ROG Phone ngoài cấu hình thuộc hàng top thì sở hữu những món "đồ chơi" vô cùng "xịn sò" như màn hình phụ, phím trigger phụ trên cạnh của máy, dock chuyển hình ảnh lắp thêm được phụ kiện chuột phím, tay cầm, quạt tản nhiệt riêng...

Những loại gear sử dụng trong Call of Duty: Mobile VN, một dạng pay to win hay đơn thuần là công cụ hỗ trợ? - Ảnh 8.

Trang bị "kỹ đến tận răng" có lẽ là câu nói đúng nhất cho trường hợp này. Quả thực Asus ROG Phone 2 không thiếu một "đồ chơi" nào cả.

Nhưng cái giá phải bỏ ra để sở hữu những điểm ưu việt đó là rất cao lên đến 30 triệu đồng cho "full option" các loại phụ kiện. Vậy nên hiếm có ai sẵn sàng bỏ ra để trải nghiệm chơi game di động kiểu này cả. Với số tiền đó thì thừa sức sở hữu tới 2 bộ máy tính để chơi giả lập lẫn game PC còn sướng tay và tối ưu kinh tế hơn.

Những loại gear sử dụng trong Call of Duty: Mobile VN, một dạng pay to win hay đơn thuần là công cụ hỗ trợ? - Ảnh 9.

Giao diện cài đặt nút bấm của Asus ROG Phone.

Còn với những hãng phụ kiện không chính thống thì coi như là khoản mất trắng. Các hãng game online lớn hiện nay hầu như đều cho những người sử dụng món phụ kiện này một vé "ra đảo".

Vậy nên, thay vì bỏ ra một khoản tiền nhỏ để "mua" một chút lợi thế trong trò chơi để rồi có thể bị cấm cửa bất cứ lúc nào, các game thủ nên luyện tập để có thể hoàn thiện kỹ năng sẽ tốt hơn nhiều. Lúc đó vừa có thể vỗ ngực tự hào rằng "ta pro" cũng như chẳng phải lo sợ một ngày phụ kiện không được hỗ trợ hay bị "ra đảo" tài khoản mà mình yêu quý.

Những loại gear sử dụng trong Call of Duty: Mobile VN, một dạng pay to win hay đơn thuần là công cụ hỗ trợ? - Ảnh 10.