Những yếu tố chính làm nên một chiếc PC gaming

Những yếu tố góp phần tạo nên một chiếc PC gaming.

Giờ đây có lẽ trong chúng ta không ai còn thấy xa lạ với những chiếc máy tính nữa. Nhưng để đi sâu tìm hiểu về từng bộ phận của một chiếc PC thì không phải ai cũng biết. Vậy nên, ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những yếu tố tạo nên một chiếc PC nhé.

1.Bo mạch chủ (Mainboard)

Mainboard là gì? Mainboard hay còn được biết đến với rất nhiều cách gọi khác như motherboard, main máy tính, bo mạch chủ. Bo mạch chủ (motherboard) là một bảng mạch đóng vai trò nền tảng của một bộ máy tính, được đặt ở vị trí trung tâm thùng máy (case). Nó phân phối điện cho CPU, RAM, và tất cả các thành phần khác thuộc phần cứng của máy tính. Quan trọng nhất là bo mạch chủ tạo ra mối liên kết giữa các thành phần này với nhau. Khi quan tâm sâu đến mainboard thì chúng ta phải biết đến các yếu tố như chipset, socket, khe cắm ram,… Nhưng những yếu tố này chúng ta sẽ bàn ở những bài viết chuyên sâu hơn.

2.CPU

CPU ( là viết tắt của Central Processing Unit, dịch là bộ xử lý trung tâm), là các mạch điện tử trong một máy tính,thực hiện các câu lệnh của máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.. Bộ xử lý trung tâm CPU là “bộ não” của một máy tính. CPU có nhiệm vụ xử lý các dữ kiện đầu vào, chương trình vi tính hay lệnh nhận được từ phần cứng và phần mềm trên PC. CPU có 2 loại chính là AMD và Intel.

Để so sánh độ hiệu quả của CPU thì người ta để ý đến 2 yếu tố:

Core: CPU hiện nay trên thị trường có thể tạm chia ra làm 4 loại phổ biến: 2 nhân, 4 nhân, 6 nhân, 8 nhân. Tất nhiên là số nhân càng cao thì CPU càng mạnh nhưng điều đó chỉ đúng khi bạn so sánh các CPU cùng dòng.

Xung nhịp: Tất nhiên là xung nhịp càng cao thì vòng xoay làm việc của máy tính càng tốt rồi. Nhưng cũng tương tự như số nhân, xung nhịp chỉ nên so sánh bởi các chip cùng dông

Cache (bộ nhớ đệm): Đây là phần thứ 3 nên được quan tâm mỗi khi bạn lựa chọn 1 chip nào đó. Hiện nay, các loại chip đều phổ biến với cache có thể từ 3 MB đến 8 MB.

3.RAM

RAM là một loại bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ bộ nhớ. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.

Thông thường, máy tinh hiện nay sẽ có số RAM là 8G hoặc 16G, tất nhiên máy tính càng nhiều RAM càng tốt nhưng bạn cũng không nhất thiết máy tính cần phải nhiều RAM nó chỉ cần vừa đủ và RAM cũng dễ nâng cấp nên không đáng lo ngại.

4.PSU( Nguồn máy tính)

PSU hay Power Supply hay bộ nguồn là trái tim của máy tính. Bộ nguồn vô cùng quan trọng vì công suất hoạt động của nó thừa thì sẽ gây ra tình trạng tốn điện còn thiếu thì lại gây ra tình trạng sập nguồn, đôi khi là cả hư hỏng linh kiện và chắc chắn là trái tim mà không bơm máu đầy đủ cho cơ thể thì sẽ không ổn đâu.

5.VGA (Card đồ họa)

Gọi là VGA cho gọn. VGA là linh kiện có chức năng đưa hình ảnh hiển thị lên màn hình máy tính và thường đi kèm với một vài chức năng khác. Trong VGA chứa GPU, đây là cầu nối trong việc xử lý dữ liệu liên quan đến hình ảnh được gửi đến từ CPU. Có 2 loại VGA là loại được tích hợp sẵn trên CPU là card onboard và loại được gọi là card rời. Thông thường với các tác vụ cơ bản thì không cần đến VGA nhưng khi bạn chơi game hoặc sử dụng một số tác vụ xử lí hình ảnh thì VGA thì 1 yếu tố cần thiết.

6. Một số chi tiết khác

Cooler (tản nhiệt): Mùa hè nóng chảy mỡ, bạn cần điều hoà thì “em yêu” máy tính của bạn cũng cần có quạt tản nhiệt thôi. Thực ra một vài linh kiện khá nóng của máy cũng được trang bị sẵn quạt tản nhiệt rồi. Lắp thêm bộ phận tản nhiệt giúp máy tính bạn hoạt động mượt mà hơn mà không sợ nông, tránh tình trạng sập nguồn do quá nóng hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới cháy 1 số linh kiện.

Case: Vỏ máy, phần ít quan trọng nhất nhưng là phần đẹp đẽ nhất vì người ngoài nhìn vào đương nhiên là nhìn cái vỏ của nó đầu tiên rồi. 

Nên tùy vào sở thích mà mỗi người lại chọn cho mình loại vỏ máy khác nhau.

Kết

Trên đây là bài giới thiệu về những kiến thức cơ bản và tóm gọn lại để những ai chưa biết nhiều về phần cứng và các lưu ý khi build case có thể dễ dàng nắm bắt.