Theo Science Alert, trước đây các hành tinh đá giống Trái Đất, quay quanh các ngôi sao giàu kim loại, được cho là "miền đất hứa" của sự sống. Tuy nhiên nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Anna Shapiro từ Viện Nghiên cứu hệ Mặt Trời Max Planck (Đức) cho rằng phải tìm theo hướng ngược lại.
Công trình chỉ ra chính những ngôi sao nghèo kim loại mới là môi trường tốt nhất để sự sống trên các hành tinh quanh nó sinh tồn, thông qua việc kiểm tra một số loại sao điển hình.
Theo Sci-News, sự phát xạ của sao và khả năng bảo vệ tia cực tìm của hành tinh phụ thuộc vào nhiệt độ hiệu quả của sao mẹ.
Với hành tinh trẻ tia cực tím (UV) có thể cần thiết để kích hoạt phản ứng tạo sự sống, nhưng khi sự sống đã tiến hóa tới một mức độ nào đó, tia UV lại có thể hủy hoại DNA và khiến chúng tiêu vong.
Các ngôi sao giàu kim loại thường phát ra ít bức xạ UV hơn nên từng được cho là dễ sống hơn, nhưng nghiên cứu mới cho thấy điều đó còn phụ thuộc vào loại UV mà nó phát ra.
Mặt Trời vốn chiếu vào Trái Đất nhiều loại bức xạ UV, bao gồm UV-B sóng dài phá hủy tầng ozone và UV-C sóng ngắn lại giúp tạo ra ozone khi tương tác với bầu khí quyển.
Các ngôi sao giàu kim loại phá ra nhiều UV-B hơn UV-C và ngược lại. Do đó các hành tinh quanh sao nghèo kim loại dễ có tầng ozone dày hơn, từ đó tự bảo vệ khỏi các tia UV và tia vũ trụ có hại khác tốt hơn.
Trái Đất là một ví dụ.
Phát hiện này cung cấp một hướng đi mới cho cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh, nhưng cũng đem đến tin buồn: "Mỗi ngôi sao mới hình thành đều có sẵn vật liệu xây dựng giàu kim loại hơn thế hệ sao tiền nhiệm, vì vậy các ngôi sao trong vũ trụ đang giàu kim loại hơn qua mỗi thế hệ, vì thế xác suất tạo ra sự sống cũng giảm đi khi vũ trụ già đi".
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.