Pin của iPhone sẽ được tái chế bằng cách này

Trong thông báo mới nhất, Apple cam kết tái chế 100% coban trong pin vào năm 2025.

Đến năm 2025, Apple cam kết tất cả các loại pin do hãng thiết kế sẽ sử dụng hoàn toàn coban tái chế, tất cả nam châm trong thiết bị của công ty cũng sẽ chỉ sử dụng các nguyên tố đất hiếm tái chế và tất cả các bảng mạch sẽ được hàn thiếc và mạ vàng 100% tái chế.

Cam kết mới của Apple trong việc tăng tốc sử dụng vật liệu tái chế được đưa ra sau thông báo công ty đang tăng gấp đôi khoản đầu tư vào Quỹ khôi phục loại bỏ carbon. Thông báo mới này cũng liên quan đến mục tiêu chung của công ty: trung hoà carbon vào năm 2030.

Bà Lisa Jackson, phó chủ tịch Môi trường, Chính sách và Sáng kiến Xã hội của Apple cho biết:

"Tham vọng của chúng tôi là một ngày nào đó sử dụng 100% vật liệu tái chế và tái tạo trong các sản phẩm của chúng tôi, hướng tới mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2030. Chúng tôi đang khẩn trương hướng tới cả hai mục tiêu trên và thúc đẩy sự đổi mới trên toàn bộ ngành trong quá trình."

Mặt khác, CEO Apple - Tim Cook cho biết:

“Mỗi ngày, Apple đều đổi mới để tạo ra công nghệ mới, làm phong phú thêm cuộc sống của mọi người, đồng thời bảo vệ hành tinh của tất cả chúng ta. Từ các vật liệu tái chế trong các sản phẩm đến năng lượng sạch cung cấp năng lượng cho các hoạt động, môi trường làm việc của chúng tôi là toàn bộ mọi thứ chúng tôi tạo ra và nhân sự của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy xu hướng này với niềm tin rằng công nghệ tuyệt vời sẽ tốt cho cả người dùng và môi trường.”

Pin, nam châm và bảng mạch in

Vào năm 2021, “Nhà Táo” đã từng tuyên bố, 13% tổng số coban được tìm thấy trong các sản phẩm của Apple đến từ quá trình tái chế. Vào năm 2022, con số đó đã tăng lên 25%.

Tương tự, tỷ lệ sử dụng đất hiếm tái chế 100% được chứng nhận của công ty đã tăng từ 45% vào năm 2021 lên 73% vào năm 2022. Lần đầu tiên thương hiệu giới thiệu đất hiếm tái chế trong động cơ Taptic của iPhone 11 và hiện sử dụng chúng trên tất cả các thiết bị, trong cả các nam châm.

Pin của iPhone sẽ được tái chế bằng cách này - 2

Apple đang hướng tới mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2030.

Công ty cho biết: “Cho đến nay, nam châm là bộ phận sử dụng đất hiếm lớn nhất của Apple. Mục tiêu của chúng tôi là đến năm 2025, tất cả đất hiếm trong các sản phẩm của công ty sẽ sớm được tái chế 100%.

Ngoài ra, công ty có trụ sở tại Cupertino cũng cam kết tất cả các bảng mạch in do chính hãng thiết kế đều sử dụng lớp mạ vàng tái chế 100% được chứng nhận. Đối với iPhone 13, công ty đã đi tiên phong trong "chuỗi cung ứng tái chế độc quyền vàng để mạ bảng logic chính."

Kể từ đó, chuỗi cung ứng của hãng đã được sử dụng để sản xuất dây của tất cả các camera trong dòng iPhone 14, các bảng mạch in trong các thiết bị từ AirPods Pro đến Apple Watch.

Vào năm 2022, 38% thiếc được sử dụng trên các bảng mạch in linh hoạt đến từ các nguồn tái chế. Apple đang mở rộng cho tất cả các bo mạch linh hoạt do hãng thiết kế.

Công ty cũng đang đẩy mạnh cam kết trước đây về việc loại bỏ nhựa khỏi hộp đựng, cam kết này đã bắt đầu với dòng iPhone 13 năm 2021.