Radar phát hiện 66 "căn cứ ma" giữa đồng, mắt thường không nhìn thấy

Kỹ thuật LiDAR đã buộc các "căn cứ ma" 2.100 tuổi phải hiện hình, cho dù hầu hết chúng đã bị san phẳng hoặc bồi lấp.

Các nhà khảo cổ từ Đại học Exeter (Anh) đã sử dụng nhiều công cụ viễn thám, trong đó có "radar xuyên đất" LiDAR danh tiếng, để tìm kiếm các căn cứ của người La Mã được xây dựng từ thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên. Khu vực tìm kiếm là phía Bắc lưu vực sống Duero, thuộc các tỉnh Leon, Palencia, Burgos và Cantabria của Tây Ban Nha ngày nay.

Radar phát hiện 66 "căn cứ ma" giữa đồng, mắt thường không nhìn thấy - 1

Các vùng đất mà binh đoàn La Mã chiếm đóng hầu hết đã thành làng mạc, đồng ruộng, rừng cây. Nhưng LiDAR với khả năng phát hiện những dấu vết mỏng manh nhất, dù là những con mương, thành lũy đã bị san phẳng hay bồi lấp, đã phối hợp tốt với máy bay không người lái để tái hiện thế giới 2.100 năm trước.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Geosciences, 66 căn cứ lớn nay chỉ còn là những "bóng ma" cho thấy cách người La Mã thiết lập mạng lưới quân sự để chuẩn bị cho sự chiến đấu dài lâu là hết sức khoa học và đáng nể.

Radar phát hiện 66 "căn cứ ma" giữa đồng, mắt thường không nhìn thấy - 2

Barnd dồ dày đặc các "căn cứ ma" trải rộng trên địa phận 4 tỉnh của Tây Ban Nha - Ảnh: GEOSCIENCES

Nói với Sci-News, Tiến sĩ João Fonte từ Khoa Khảo cổ học, Đại học Execter, cho biết những công trình này bao gồm những pháo đài "cỡ nhỏ" vài trăm mét vuông đến các pháo đài khổng lồ gồm hàng ngàn cấu trúc, tường lũy trải rộng trên diện tích 51 ha.

"Hầu hết các địa điểm quân sự này đều nằm gần các thị trấn người La Mã quan trọng sau này" - tiến sĩ Fonte cho biết.

Người La Mã, với nền văn minh và trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội đã để lại trên khắp châu Âu những kiến trúc độc đáo bao gồm thành trì, nhà ở, công xưởng, địa điểm giải trí, lăng mộ... Tất cả đều thể hiện một cuộc sống xa hoa và đầy tiện nghi. Các di tích La Mã hầu hết đều đem về cho giới khảo cổ các kho báu vô giá.