Ray Tracing trên thế hệ card RTX mới là gì? Tại sao lại hot đến vậy?

Nhắc đến thế hệ card đồ họa RTX hoàn toàn mới của Nvidia thì không thể không nhắc đến kiến trúc Turing và công nghệ Ray Tracing được sử dụng trên dòng sản phẩm này.

Được kì vọng mang lại sự thay đổi chưa từng có cho công nghệ xử lí đổ bóng, dựng hình vượt trội so với các kiến trúc thế hệ trước đó như Maxwell hay Pascal. Theo một số thông tin, kiến trúc Turing có thiết kế khác hoàn toàn các kiến trúc trước đó chính vì vậy nhiều người tỏ ra hoài nghi về hiệu năng của thế hệ RTX mang lại.


Vai trò then chốt cho thế hệ card RTX được giao phó cho Ray Tracing, một công nghệ truy xuất nguồn sáng tạo ra các hình ảnh phản chiếu, đổ bóng theo thời gian thực chứ không cần phải làm sẵn các bề mặt đổ bóng hay phản xạ như trước. Công nghệ này cực kì hiệu quả khi được ứng dụng trên những nguồn sáng động và phức tạp giúp hình ảnh phản xạ không bị “trơ” và khớp với thực tế hơn nhiều lần.


Nếu bạn nào chưa biết thì xin được chia sẻ thêm một chút, mặc dù Ray Tracing mới được đưa vào những sản phẩm của NVIDIA nhưng trên thực tế công nghệ này không có gì là quá mới mẻ. Được công bố vào năm 2015 và tích hợp sẵn vào bộ thư viện Direct X12 bởi những tên tuổi hàng đầu thế giới nhưng giới hạn phần cứng không cho phép Ray Tracing được áp dụng vào thực tiễn.


Mãi đến năm 2018, với sự ra đời của Titan X, Ray Tracing mới có thể chính thức khai thác. Tuy nhiên khả năng sát phần cứng của công nghệ này khiến nhiều người lo ngại khi phải dùng đến 4 card Titan X để chạy ổn định. Lúc này, Nvidia đã tìm ra một giải pháp.


Cụ thể hơn chính là sự góp mặt của các nhân xử lý Ray Tracing và các nhân Tensor dùng cho các tác vụ sử dụng AI trong khi số nhân xử lý CUDA bị giảm xuống thay vì tăng  thêm như các bản nâng cấp thông thường. Nguyên lí hoạt động của cấu tạo này khá khác biệt, các nhân xử lý được thêm vào sẽ phụ trách các tác vụ nặng thay cho các nhân CUDA để có hiệu năng tốt hơn trong khi đó CUDA sẽ thực thi các tác vụ truyền thống nhằm tăng hiệu suất tổng thể.


Nhờ phân chia rõ nhiệm vụ và xây dựng kiến trúc phù hợp, Ray Tracing đã có thể góp mặt trên thế hệ card RTX mới. Tuy nhiên công nghệ này vẫn còn nhiều điểm hạn chế như nó yêu cầu khả năng tính toán của card đồ họa phải gia tăng nhiều lần nhất là với những môi trường sáng phức tạp.


Hơn nữa Ray Tracing cũng đòi hỏi những công cụ dựng hình mới khác xa với truyền thống nhưng số lượng card cũ vẫn còn rất nhiều trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc không phải ai cũng sẵn sàng chuyển sang sử dụng công nghệ mới trong khi vẫn còn nhiều khách hàng chưa sẵn sàng.


Bên cạnh đó Ray Tracing khiến giá thành card đội lên nhiều lần, bằng chứng là lần đầu tiên trong lịch sử đã có những card màn hình chơi game cán mốc 1000$, đây là con số không hề nhỏ khiến nhiều game thủ phải e ngại.


Theo quan điểm cá nhân, nếu ai đó hỏi tôi bạn sẽ mua một card đồ họa RTX với giá chênh từ khoảng 150~200$/1 phiên bản tương ứng để có được khả năng đổ bóng và tương phản chân thực hơn không? Thì câu trả lời của mình sẽ là... giảm đổ bóng xuống với card cũ còn hơn bỏ thêm vài triệu đồng mua RTX vào thời điểm này. Còn bạn, bạn nghĩ sao?