Samsung nói gì với sự cố Galaxy A21 bốc cháy trên máy bay?

Samsung đã có phản hồi cho báo cáo về một chiếc smartphone của hãng đã phát nổ trên máy bay chở khách tại sân bay quốc tế Seattle-Tacoma, Mỹ gần đây.

Báo cáo trước đó cho thấy ngay sau khi máy bay chạm đất, chiếc Galaxy A21 của hành khách đã bốc cháy ngùn ngụt. Lúc đầu, điện thoại di động quá nóng và tạo ra ngọn lửa bùng phát. Các tiếp viên đã hành động nhanh chóng và sử dụng bình chữa cháy và túi hàn pin chuyên dụng để ngăn đám cháy lan rộng. Tuy nhiên, điều này vẫn không ngăn được pin và smartphone bị cháy hoàn toàn. Do khói bốc ra rất lớn, các tiếp viên phải chọn cách thả cầu trượt khẩn cấp để sơ tán hành khách.

May mắn thay, 129 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đều ổn. Tuy nhiên, hai hành khách đã được đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sau vụ việc.

Perry Cooper, phát ngôn viên của Cảng Seattle, cho biết trong email: “ Sau nhiều lần tìm hiểu, tôi có thể nói với bạn rằng chiếc điện thoại đã bị đốt cháy hoàn toàn không thể nhận ra. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với một trong những sĩ quan cảnh sát Cảng Seattle của chúng tôi, hành khách đã xác nhận chiếc điện thoại là Galaxy A21. Một lần nữa, chúng tôi không thể xác nhận điều đó bằng cách xem xét phần còn lại của thiết bị”.

Hiện tại, vẫn chưa có xác nhận chính thức nào về việc chiếc smartphone bốc cháy thực sự là Galaxy A21 hay không, tuy nhiên Samsung đã đưa ra một tuyên bố chính thức về vụ việc. Công ty nhấn mạnh rằng an ninh vẫn là ưu tiên hàng đầu của họ và hứa rằng nó sẽ tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ về vụ việc ở Seattle. Sau khi điều tra, công ty có thể quyết định xem có thu hồi mẫu sản phẩm này hay không.

Samsung nói gì với sự cố Galaxy A21 bốc cháy trên máy bay? - 3

Được biết, Galaxy A21 là một chiếc smartphone giá rẻ năm 2020 đi kèm pin 4.000 mAh. Điều quan trọng cần lưu ý là bất kỳ thiết bị nào có pin lithium-ion đều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Đây rõ ràng là một trường hợp cá biệt và không có nghĩa toàn bộ Galaxy A21 bị sự cố. Trong những năm qua, đã có nhiều vụ việc cháy nổ giữa các thương hiệu smartphone, và điều này không có nghĩa là smartphone hoặc pin kém.

Đây không phải là lần đầu tiên Samsung đối phó với vụ cháy nổ pin smartphone, với nổi bật nhất trong quá khứ thuộc về Galaxy Note7 vào năm 2016. Nhà sản xuất Hàn Quốc đã phải thu hồi toàn bộ Galaxy Note7 với chi phí rất lớn. Tuy nhiên, hành động này là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ gây hại thêm cho người dùng smartphone này vào thời điểm đó.