Không phải đăng ký tín chỉ, những môn học khó nhằn hay thậm chí là rớt môn vẫn không thể đáng sợ bằng quãng thời gian mang tên cuối tháng. Đây chính là lúc sinh viên khắp mọi miền đồng loạt kêu trời khi túi tiền bỗng cạn kiệt, thậm chí là rỗng tuếch.
Làm “bạn thân” với mì gói, ăn uống chi tiêu kham khổ vẫn chẳng phải là giải pháp tối ưu để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ấy vậy mà cứ đến hẹn lại lên, tháng nào những ngày cuối tháng cũng đến và lại khiến các cử nhân tương lai không khỏi nản lòng.
Mì gói là cứu tinh để sinh viên "sinh tồn" cuối tháng
Tiết kiệm chính là "quốc sách" với mọi thế hệ sinh viên, điều này càng được thể hiện rõ trong những ngày cuối tháng. Ăn mì gói, cơm sinh viên giá rẻ để tiết kiệm tiền, đi bộ đến trường để tiết kiệm tiền xăng xe... bất cứ khoản chi nào cần thiết cũng cần phải cân nhắc để tối ưu chi phí.
"Cuối tháng hết tiền thì mì tôm, cơm sinh viên 5k chính là cứu tinh của em. Trường hợp kẹt quá và có khoản cần chi tiêu thì chắc em phải mượn tiền của bạn." Ngọc Hoài (19 tuổi) sinh viên Trường Đại học ngoại ngữ Huế chia sẻ.
Mì gói là người bạn đồng hành cùng nhiều sinh viên mỗi khi cuối tháng
Tuy nhiên, mì gói dù là “bạn thân” của nhiều thế hệ sinh viên nhưng cũng không nên quá thân thiết. Ăn mì gói nhiều và liên tục có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Lên mụn, thiếu dinh dưỡng là những điều hẳn nhiều người đã biết khi ăn nhiều mì gói.
"Em từng ăn mì gói 5 ngày liên tục và sau đó mặt bùng mụn phải mất đến 2 triệu tiền trị liệu. Mì tôm, cơm rang chính là thứ giúp em chống chọi đến ngày có lương làm thêm. Ở hiện tại, em cắt giảm tối đa các chi tiêu của mình trong những ngày cuối tháng. Nếu ‘bần cùng’ quá và có nhiều khoản cấp thiết cần chi tiêu thì em sẽ xin viện trợ từ gia đình", Khổng Tường Minh, (22 tuổi) sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ.
Tường Minh cho biết cô bạn từng phải tốn 2 triệu tiền trị mụn vì ăn mì liên tục để tiết kiệm
Làm thêm, tiết kiệm hay cầu cứu phụ huynh… tất cả cũng chỉ để vượt qua cuối tháng
Với những bạn sinh viên chi tiêu kiểm soát hơn, việc đồng hành cùng mì gói cuối tháng cũng ít hơn khá nhiều. Bên cạnh trợ cấp từ bố mẹ, nhiều bạn cũng đi làm thêm để kiếm thu nhập trang trải các khoản chi tiêu. Nhưng sinh viên thì mấy khi dư dả để sống khỏe với ví tiền vơi đi gần hết. Do đó, những cô cậu sinh viên Gen Z cũng có những cách tiết kiệm rất riêng.
Với Tuấn Tú, sinh viên ĐH Mở TP.HCM, việc đi làm thêm giúp cho cậu có một khoản thu nhập ổn để trang trải cho cuộc sống sinh viên. Anh chàng này cho biết cách giảm chi phí những ngày cuối tháng là cắt các khoản chi như đi cafe làm việc, shopping…
Với Huyền Trang, cô nàng sẽ tiết kiệm hơn vào cuối tháng nhưng nếu quá khó khăn thì sẽ lựa chọn cầu cứu bố mẹ
Còn với Huyền Trang (ĐH Sư Phạm Huế) thì việc gặp khó khăn thì sẽ chọn cách xoay sở vay mượn tiền của bạn bè, người thân. Trang cho biết bạn vẫn tiết kiệm cuối tháng bằng cách hạn chế ăn ngoài, thắt lưng buộc bụng nhưng sẽ cầu cứu bố mẹ tiền trợ cấp sớm hơn nếu quá khó khăn vào cuối tháng.
“Giữa tiết kiệm ăn tiêu dè sẻn cuối tháng và vay tiền để vượt qua thời điểm túng thiếu thì em sẽ linh hoạt để lựa chọn phù hợp. Nếu quá kẹt tiền thì em sẽ gọi xin tiền mẹ hoặc vay mượn bạn bè sau đó trả lại vào tháng sau.” Huyền Trang chia sẻ.
Vay tiền - cứu cánh để sinh viên thoát cảnh “mì gói nước sôi”
Trong khi nhiều bạn trẻ chọn tiết kiệm để vượt qua giai đoạn khó khăn này thì một số anh chàng, cô nàng sinh viên cuối tháng vẫn chi tiêu bình thường, thậm chí là “sang chảnh” so với bạn bè đồng trang lứa. Thay vì ăn tiêu tiết kiệm một cách kham khổ cùng mì gói nước sôi, họ vẫn gà rán, trà sữa tà tà. Họ sẵn sàng chọn vay tiền vào cuối tháng để không phải thay đổi thói quen chi tiêu.
"Những ngày cuối tháng nếu quá kẹt tiền thì em sẽ lựa chọn vay tiền để chi tiêu. Nhưng không phải vay tiền người thân hay bạn bè, em chọn vay tiền trên Viettel Money. Việc có một khoản nợ với em không phải là điều gì xấu. Thậm chí nó giúp em có thêm động lực để làm thêm, tiền làm ra là để tiêu mà." Lê Phú An, sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng bộc bạch.
Phú An cho biết cậu sẽ chọn vay tiền online trên các ứng dụng uy tín và làm thêm để trả nợ sau đó
Đồng thời việc vay tiền “cầm cự” những ngày cuối tháng cũng giúp các bạn sinh viên có thể trang trải chi phí sinh hoạt hay dùng cho các nhu cầu cần thiết mà không cần đồng hành cùng “mì gói nước sôi”. Vay tiền online hiện tại đã dễ dàng hơn rất nhiều với những địa chỉ uy tín, lãi suất minh bạch. Nếu quá khó khăn về tài chính những ngày cuối tháng, sinh viên hoàn toàn có thể chọn vay tiền và sau đó đóng trả góp hằng tháng cùng lãi suất thấp.
Sinh viên cần lựa chọn những ứng dụng uy tín nếu cần tiền để trang trải cuộc sống những ngày cuối tháng
Nếu tình hình tài chính thực sự khó khăn, hãy liên lạc ngay với phụ huynh để được cứu trợ nhanh chóng. Bố mẹ vẫn là người có thể giúp đỡ con cái trong những trường hợp khẩn cấp nhất, để con đảm bảo được lịch trình học tập của mình.