Chúng ta đang bị "nghiện" hành vi?
Rất nhiều người dùng smartphone hiện tại đang bị “hội chứng tưởng tượng rung điện thoại” - phantom vibration syndrome phổ biến. Người đó sẽ có cảm giác điện thoại rung/ có âm thanh thông báo, lập tức rút chúng khỏi túi để kiểm tra và nhận ra đó chỉ là tưởng tượng. Hành động này liên tục kéo dài và khiến nhiều người tốn hàng giờ liên tục để sử dụng smartphone.
Không ít người trong chúng ta “nghiện” những thiết bị nhỏ bé này. Smartphone giúp con người kết nối với thế giới và mang tới vô số thông tin trong tầm tay dù chúng ta thường không tận dụng được chúng. Thay vào đó, người dùng dành nhiều thời gian để dùng các hình ảnh meme và vùi đầu vào mạng xã hội.
Thậm chí, mọi người đều nghĩ rằng thói quen này không có bất kỳ tác hại nào. Chúng không làm tổn thương bất cứ ai, và điều quan trọng là họ nhận thức được điều đó ở một mức độ nào đó.
Tuy nhiên, Anna Lembke, một chuyên gia về nghiện nổi tiếng thế giới lập luận ngược lại, thói quen trên sẽ có những tác hại. Nếu tình trạng trên kéo dài, người dùng sẽ không ngủ đủ giấc vì thức khuya xem video trên điện thoại đến 2 giờ sáng hoặc căng thẳng chỉ vì quên bộ sạc điện thoại ở nhà.
Ảnh minh họa.
Trong cuốn sách có tựa đề “Dopamine Nation” của mình, vị chuyên gia đã đề cập tới một phát hiện: thực tế của việc "nghiện" smartphone, không thể tách rời smartphone là bởi việc não bộ đã quen tìm kiếm sự kích thích từ những thông báo liên tục, nhanh chóng của sự thỏa mãn tức thì.
Theo nữ chuyên gia, đó là chứng nghiện hành vi, trái ngược với chứng nghiện chất kích thích, và đó là điều khiến nhiều người trong chúng ta không được thỏa mãn bởi những thứ khác trong cuộc sống – vốn có thể mang lại niềm vui lâu dài hơn nhiều. Lembke cho biết, đây cũng là nguyên nhân gây ra sự bùng nổ về số lượng người phải vật lộn với chứng "nghiện" nhẹ.
Cảm giác hưng phấn bùng nổ tức thời khi người dùng có thể xem bài đăng mới nhất của người nổi tiếng mình yêu thích hoặc bức ảnh selfie mới nhất của mình nhận được một lượt thích, hormone dopamine sẽ được tiết ra. Tuy nhiên, chất dẫn truyền thần kinh của khoái cảm này không chỉ được giải phóng trong khoảnh khắc hài lòng, mà còn trong giai đoạn mong đợi dẫn đến khoảnh khắc đó.
Ảnh minh họa về việc "nghiện smartphone".
Sự phóng thích dần dần này là điều thúc đẩy chúng ta tìm kiếm lại khoảnh khắc vui vẻ đó. Điều này càng thôi thúc người dùng vào mạng xã hội của mình lâu hơn, bạn càng nghiện và càng tiết ra nhiều dopamine vào lần sau, buộc bạn phải làm nó một lần nữa - chu trình dopamine khép kín. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Thậm chí, có người đã bỏ ra hàng nghìn USD để mua đồ trang sức trực tuyến chỉ để cảm nhận được sự phấn khích khi nhận và mở gói hàng. Việc thường xuyên lướt mạng xã hội thực sự đóng lại tầm nhìn của chúng ta để suy nghĩ thấu đáo hơn.
Nhà nghiên cứu về chứng nghiện và người ủng hộ sức khỏe tâm thần đã đưa ra lời khuyên, mọi người cần chủ động bỏ điện thoại sang một bên và buộc bản thân phải nghiên cứu kỹ hơn cho những mục tiêu lớn hơn - sẽ mang lại cả lợi ích và niềm vui. Ví dụ, người đó có thể chạy bộ, rủ bạn bè đi uống cà phê, hoặc đọc một cuốn sách hay. Việc kích thích tư duy không mang lại cảm giác thỏa mãn tức thì, nhanh chóng và dễ dàng nhưng sẽ đem lại trải nghiệm tốt đẹp lâu dài hơn.
Việc thay đổi thói quen sử dụng smartphone và mạng xã hội cũng sẽ ảnh hưởng đến những người khác trong cuộc sống của bạn. Người dùng sẽ có nhiều thời gian dành cho cha mẹ, vợ/ chồng hoặc bạn bè của mình.
Vậy giải pháp là gì?
Đề xuất đến từ chuyên gia Lembke là hãy mở ra cho bản thân sự tự do và thoát khỏi chu trình dopamine khép kín đó. Đầu tiên, hãy ngừng dùng điện thoại trong 24 giờ. Việc này sẽ rất khó với những ai đã có thói quen cầm điện thoại 24/24, trừ lúc ngủ.
Ảnh minh họa.
Nhưng sự thật là tất cả chúng ta đều có khả năng làm điều đó và loại bỏ nỗi lo lắng FOMO (sợ bỏ lỡ - fear of missing out) gây ra hoảng sợ đó, và học cách đối phó với những suy nghĩ đơn độc. Không cần lo lắng về việc bỏ lỡ những thông báo trên Facebook hay Twitter, hãy bước ra ngoài để thực sự cảm nhận cuộc sống và thiên nhiên.