Sốc: Những ứng dụng di động hàng đầu đang âm thầm thu thập dữ liệu người dùng

Phát hiện mới của các nhà nghiên cứu bảo mật cho thấy nhiều ứng dụng di động hàng đầu hiện nay không chỉ đánh cắp mà còn chia sẻ trái phép dữ liệu người dùng.

Theo TechRadar, một tin tức vừa được công bố tiết lộ rằng những ứng dụng di động phổ biến nhất đang thu thập dữ liệu cá nhân nhạy cảm và chia sẻ nó với các bên thứ ba.

Các nhà nghiên cứu của TechShielder đã phân tích các ứng dụng có nhiều lượt tải xuống nhất vào năm 2021, sàng lọc các chính sách bảo mật của chúng để hiểu rõ hơn cách chúng xử lý việc thu thập, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu.

Sau khi thực hiện phân tích, các nhà nghiên cứu nhận thấy có đến 60% ứng dụng di động phổ biến nhất trên thế giới đã thu thập và lưu giữ dữ liệu từ các cuộc trò chuyện riêng tư của mọi người. Hơn nữa, có 80% các ứng dụng thu thập dữ liệu về những tin nhắn gửi và nhận của người dùng. Cuối cùng, tất cả các ứng dụng đều thu thập ít nhất một số thông tin cơ bản, chẳng hạn như số điện thoại hoặc địa chỉ email.

Sốc: Những ứng dụng di động hàng đầu đang âm thầm thu thập dữ liệu người dùng - 1
Sốc: Những ứng dụng di động hàng đầu đang âm thầm thu thập dữ liệu người dùng - 2

Bên cạnh những dữ liệu nhạy cảm, hầu hết các ứng dụng cũng tìm cách lấy cookie chứa thông tin quan trọng, chẳng hạn như thông tin đăng nhập. Gần 2/3 (60%) ứng dụng lưu trữ dữ liệu về nội dung do người dùng tạo, trong khi một nửa (50%) có quyền truy cập vào ảnh và video mà người dùng lưu giữ trên thiết bị đầu cuối.

Thu thập dữ liệu người dùng trái phép, tình trạng nhức nhối trong ngành

Nhận thức của xã hội về quyền riêng tư trực tuyến đã tăng vọt trong vài năm qua, kể từ khi cộng đồng hiểu rõ hơn về số tiền mà các doanh nghiệp kiếm được từ dữ liệu của người dùng. Và khi ngày càng có nhiều công ty dữ liệu xuất hiện, số vụ vi phạm dữ liệu cũng tăng vọt.

Từ đó, các cuộc tấn công lừa đảo cũng tăng lên và những con số về tiền bị đánh cắp cũng nhiều hơn. Tình trạng này đã khiến các nhà thực thi pháp luật và lập pháp tham gia vào cuộc chiến, tìm cách bảo vệ người tiêu dùng bằng các khuôn khổ pháp lý tốt hơn và hành động nhanh hơn.

Ngày nay, người tiêu dùng bị mắc kẹt giữa việc chia sẻ dữ liệu với các công ty để nhận được nhiều ưu đãi hơn và việc có được trải nghiệm tốt hơn, nhưng đồng thời giữ an toàn cho cuộc sống riêng tư của họ trước tội phạm mạng đang nhắm vào thông tin cá nhân ngày càng nhiều.

Bên cạnh đó là các doanh nghiệp, họ cũng đang bị kẹt giữa một bên là việc thu thập và sử dụng dữ liệu để đánh bại sự cạnh tranh, và mặt khác là tội phạm mạng tìm cách khai thác các điểm yếu về bảo vệ dữ liệu.