Song Hye Kyo tràn ngập ảnh, video nhạy cảm trên mạng xã hội, thủ phạm lại là Deepfake

Chúng ta lại vừa ăn một cú lừa và thủ phạm không ai khác, vẫn chính là Deepfake.

Gần đây, cộng đồng mạng thế giới lại được phen thót tim khi rất nhiều hình ảnh "nhạy cảm" liên quan đến nữ minh tinh Song Hye Kyo được chia sẻ tràn lan trên các web đen. Tuy vậy, chúng chỉ là những hình ảnh giả mạo do ai đó dùng công nghệ Deepfake tạo ra.

Song Hye Kyo tràn ngập ảnh, video nhạy cảm trên mạng xã hội, thủ phạm lại là Deepfake - Ảnh 1.

Song Hye Kyo hàng "real"

Vậy, Deepfake là gì?

Deepfake thực chất là từ ghép, được kết hợp giữa thuật ngữ "deep learning" và "fake". Fake thì ai cũng hiểu rồi, là giả. Còn "deep learning" là quá trình AI (trí tuệ nhân tạo) nghiên cứu bài học nào đó đến mức "thuộc lòng", ở trường hợp chúng ta đang bàn đến là khuôn mặt người.

AI này sẽ tiến hành quét và ghi nhớ liên tục những đặc điểm của một khuôn mặt xác định. Không chỉ mắt, mũi, miệng, vị trí tương quan giữa chúng mà còn là những phản ứng của đối tượng ở nhiều trường hợp khác nhau. Việc học này sẽ càng hiệu quả khi khối dữ liệu được đưa vào càng lớn, cùng với thời gian trau dồi càng dài.

Song Hye Kyo tràn ngập ảnh, video nhạy cảm trên mạng xã hội, thủ phạm lại là Deepfake - Ảnh 3.
Song Hye Kyo tràn ngập ảnh, video nhạy cảm trên mạng xã hội, thủ phạm lại là Deepfake - Ảnh 4.

Sau quá trình "deep learning", AI sẽ có thể tái tạo được hình ảnh người này một cách vô cùng chân thực, từ các nếp nhăn, ánh mắt, thậm chí là cử động của cơ mặt.

Quá trình này sẽ được thực hiện tương tự trên khuôn mặt khác, từ đó dễ dàng hoán đổi nhận diện của 2 con người này với nhau.

Song Hye Kyo tràn ngập ảnh, video nhạy cảm trên mạng xã hội, thủ phạm lại là Deepfake - Ảnh 5.

Quy trình làm việc của Deepfake

Những lùm xùm liên quan đến Deepfake

Mọi chuyện bắt đầu từ những năm 2018 khi một video được đăng tải lên mạng xã hội mà ở đó, cựu Tổng thống Mỹ Obama gọi người kế nhiệm của mình là "một kẻ ngớ ngẩn".

Tuy nhiên sau tất cả, đây chỉ là video cảnh báo về sự đáng sợ của Deepfake. Bất kỳ ai cũng có thể phát biểu những điều trên, nhưng lại là dưới khuôn mặt của những người cực kỳ có sức ảnh hưởng, ở trường hợp này là ông Obama.

Trên thực tế, hình thức sử dụng Deepfake đã tồn tại rất lâu trên các web đen. Ở đó, các nội dung "người lớn" đã áp dụng công nghệ này để ghép mặt các ngôi sao nổi tiếng thế giới như Gal Gadot hay Emma Watson vào mặt những diễn viên nhằm mục đích thu hút người xem.

Song Hye Kyo tràn ngập ảnh, video nhạy cảm trên mạng xã hội, thủ phạm lại là Deepfake - Ảnh 6.

Video cựu Tổng thống Mỹ Obama phát biểu được tạo ra bởi công nghệ Deepfake

Emma Watson (trái) và Gal Gadot (phải) xuất hiện trong các bộ phim cũ thông qua công nghệ Deepfake (Ảnh: YouTube DerpFakes)

Song Hye Kyo tràn ngập ảnh, video nhạy cảm trên mạng xã hội, thủ phạm lại là Deepfake - Ảnh 8.

Cách đây không lâu, hình ảnh đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng bị công nghệ này "làm phiền" bằng video với những phát ngôn gây sốc (Ảnh: YouTube DerpFakes)

Danh sách những nhân vật nổi tiếng từng bị Deepfake ăn cắp nhân dạng còn bao gồm cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Tổng thống Nga Putin, nam tài tử Nicolas Cage hay thậm chí là ông Kim Jong Un.

Những nguy cơ từ Deepfake

Việc làm giả hoàn toàn nhận dạng cũng như giọng nói của Deepfake đang dấy lên rất nhiều lo ngại về vấn đề an toàn thông tin toàn cầu. Công nghệ này rất có thể sẽ trở thành công cụ hữu hiệu cho những kẻ có mục đích xấu thực hiện hành vi phỉ báng hay hạ uy tín của bất kỳ ai ở bất kỳ lĩnh vực nào trong xã hội.

Song Hye Kyo tràn ngập ảnh, video nhạy cảm trên mạng xã hội, thủ phạm lại là Deepfake - Ảnh 10.

Nhưng đôi khi lại xịn hơn cả hàng thật (Ảnh: YouTube DerpFakes)

Đáng lo ngại hơn, việc tái tạo khuôn mặt của một người và tiến hành ghép nó vào người khác có thể được thực hiện vô cùng dễ dàng thông qua các ứng dụng di động.

Bạn không cần phải là một lập trình viên có chuyên môn cũng có thể tạo cho mình một video Deepfake "cực kỳ thuyết phục" với chỉ vài bước đơn giản.

Không phải ngẫu nhiên mà Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ xếp các video được làm giả dựa trên công nghệ Deepfake vào 1 trong 5 nguy cơ gây mất an ninh toàn cầu năm 2019. Các ông lớn công nghệ mà một trong số đó là Microsoft đã chính thức nhảy vào trong cuộc đua chống Deepfake bằng cách tạo nên các AI nhằm phát hiện các video được tạo nên từ công nghệ này.

Song Hye Kyo tràn ngập ảnh, video nhạy cảm trên mạng xã hội, thủ phạm lại là Deepfake - Ảnh 12.

Suy cho cùng, Deepfake thực chất là thành tựu khoa học rất đáng giá của chúng ta. Tuy nhiên, nó là con dao 2 lưỡi và dù bạn đang có ý định sử dụng bất kỳ lưỡi nào trên con dao vô cùng sắc bén này, hãy dừng lại một chút rồi bắt đầu suy nghĩ hết sức kỹ lưỡng về hậu quả mà một video như vậy có thể mang lại, không chỉ với bản thân mà còn đối với người đã xuất hiện trong video đó, thay bạn.

Ảnh: Internet