Yếu tố nào quan trọng nhất khi mua xe hơi? Độ tin cậy hay ngoại hình sáng bóng là ưu tiên hàng đầu của bạn? Vấn đề này cũng diễn ra tương tự khi người tiêu dùng chọn mua smartphone: cần chúng bắt mắt, mạnh mẽ nhưng vẫn mỏng manh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang ở trong một vòng luẩn quẩn: mua chúng, làm vỡ chúng và tiếp tục mua chúng một lần nữa.
“Cuộc cách mạng” thủy tinh
Điện thoại với màn hình kính đã xuất hiện từ khá lâu. Có thể lập luận rằng iPhone 4 là "chiếc bánh sandwich thủy tinh" đầu tiên, nhưng vì nhiều lý do, Apple đã chuyển sang thân nhôm trong hai thế hệ tiếp theo. Sản phẩm mang tính bước ngoặt sau đó chính là Galaxy S5- Galaxy S6. Galaxy S5 bị chỉ trích nặng nề vì màn hình nhựa, mang lại trải nghiệm rẻ tiền.
Các kỹ sư của Samsung đã khắc phục yếu điểm này và cho ra Galaxy S7 Edge thu hút mọi ánh nhìn. Chiếc điện thoại này gây ấn tượng với mặt kính cong, khung nhôm và mặt kính cong ở mặt sau. Rõ ràng, Samsung đã phát minh ra những chiếc điện thoại đẹp và phong cách này đã tác động tới toàn bộ thị trường. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Counterpoint, 60% điện thoại thông minh có màn hình kính vào cuối năm 2020.
Galaxy S7 Edge.
Lý do chính đằng sau việc áp dụng rộng rãi màn hình kính trong điện thoại là giao diện tổng thể của thiết bị. Điện thoại có màn hình thủy tinh trông hấp dẫn hơn và người dùng cảm thấy cao cấp hơn khi cầm chúng trong tay. Do đó, Apple quay trở lại thiết kế kính và kim loại sau iPhone 5 và iPhone 6.
Không giống như lựa chọn xe hơi, người dùng vẫn bị hấp dẫn trước những smartphone thủy tinh bắt mắt.
Các thiết bị tầm trung sau đó cũng thay đổi với màn hình thủy tinh - dòng Galaxy A nổi bật với màn hình này từ năm 2016. Smartphone ở tất cả các phân khúc bắt đầu nhận được đổi mới và thế giới trở nên đẹp hơn.
Màn hình kính rất dễ vỡ
Nhiều người sẽ phải ngạc nhiên bởi tần suất làm vỡ màn hình kính của điện thoại. Sau khi làm vỡ màn hình smartphone, người dùng sẽ nhanh chóng mua một chiếc mới thay thế vì việc sửa chữa rất khó khăn và tốn kém. Hầu hết các bảo hành không bao gồm thiệt hại do tai nạn và giá thay màn hình thường bằng một phần ba tổng chi phí của điện thoại.
60% smartphone trong năm 2020 sẽ có mặt kính.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi SquareShare vào năm 2018 cho thấy, 66% chủ sở hữu đã làm hỏng điện thoại của mình vào năm 2017, trong đó tỷ lệ màn hình bị nứt là thiệt hại phổ biến nhất (29%). Người Mỹ đã chi 3,4 tỷ USD để sửa chữa hơn 50 triệu màn hình bị nứt. Trong khi đó, 59% thậm chí sẽ không bận tâm đến việc sửa chữa điện thoại và thay vào đó chọn một thiết bị mới.
Chi phí thay màn hình cảm ứng quá đắt, khiến nhiều người dùng phải mua thiết bị mới.
Có vẻ như các nhà sản xuất cũng không quan tâm nhiều đến độ bền. Điện thoại trở nên đắt hơn, các tính năng như màn hình cong cạnh xuất hiện, khiến các thiết bị trở nên mỏng manh hơn, và người dùng sẽ mua một chiếc thay thế khi smartphone cũ hoặc hỏng.
Vỏ bảo vệ là giải pháp cứu cánh?
Việc sử dụng một vỏ bảo vệ sẽ phá hỏng đi thiết kế tinh xảo của smartphone có mặt lưng kính. Trong thực tế, điều này chẳng khác nào người dùng sử dụng chiếc điện thoại có mặt lưng bằng cao su hoặc nhựa. Mặt kính cong sẽ chìm xuống dưới các cạnh bảo vệ của vỏ và mọi vẻ đẹp đều biến mất.
Gần 80% người dùng thường xuyên sử dụng vỏ bảo vệ cho smartphone.
Tuy nhiên, thị trường luôn có những vỏ bảo vệ bền chắc và đẹp hơn, chúng đã trở thành phụ kiện vô cùng phổ biến và thiết yếu khi điện thoại có màn hình thủy tinh tràn ngập thị trường. Theo khảo sát, có 8 trên 10 người sử dụng vỏ bảo vệ trên điện thoại của họ.
Tại sao người dùng không thích smartphone vỏ kim loại?
Nếu từng có một điện thoại Nokia 8 với thiết kế nhôm nguyên khối, người dùng sẽ nhận ra những chiếc smartphone có vỏ kim loại sẽ có bộ bền tuyệt vời hơn tất cả, vừa mạnh mẽ, vừa cao cấp khi chạm vào.
Tuy nhiên, điện thoại có vỏ kim loại không cho phép sạc không dây và gây rối tín hiệu thu. Đây là một nhược điểm lớn vì sạc không dây ngày càng phổ biến và công nghệ không dây mới hơn (5G) sẽ phụ thuộc mạnh mẽ vào kết nối không dây ổn định.
Nokia 8 với thiết kế vỏ kim loại.
Vì thế những chiếc smartphone màn hình kính và mặt lưng kính chắc chắn sẽ còn tồn tại lâu hơn cho tới khi có một chất liệu khác “sang” tương tự xuất hiện.
Làm sao để phá vỡ vòng luẩn quẩn này?
Cách duy nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này là dừng mua điện thoại có màn hình kính cong cạnh. Công bằng mà nói, những chiếc điện thoại có mặt lưng kim loại sẽ giúp người dùng tiết kiệm hơn vì chúng bền bỉ hơn. Tất nhiên, người dùng khó lòng có thể thoát khỏi sự cám dỗ của phong cách thiết kế sang chảnh từ những chiếc smartphone có 2 mặt kính mang lại.