Sử dụng các phần mềm quản lý mật khẩu
Về mặt kỹ thuật, việc sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều nơi có thể giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ và đăng nhập vào những trang ưa thích một cách nhanh chóng là tiện lợi nhất. Tuy nhiên, đây lại là ý tưởng cực kỳ tệ hại, vì nếu mật khẩu bị rò rỉ, kẻ xấu sẽ dễ dàng moi ra được những thông tin cá nhân của bạn.
Đó là lý do tại sao bạn cần phải sử dụng mật khẩu riêng biệt cho từng trang, đồng thời sử dụng một phần mềm quản lý mật khẩu để giúp quản lý những mật khẩu này một cách hiệu quả. Đơn cử là phần mềm Dashlane.
Dashlane là một phần mềm quản lý mật khẩu rất mạnh mẽ, cho phép lưu trữ tất cả thông tin cá nhân như mật khẩu của tài khoản quan trọng, giấy tờ tùy thân khác, thẻ tín dụng, chứng từ và ghi chú.
Hơn nữa, ứng dụng này còn có khả năng tạo ra những mật khẩu mạnh một cách ngẫu nhiên, thách thức hacker và quan trọng hơn hết là không yêu cầu bạn phải nhớ hay ghi mật khẩu vào đâu đó, tiện cho quá trình sử dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số phần mềm bảo mật khác như Lastpast hay 1password,…
“Khóa chết” tài khoản quan trọng với xác thực 2 bước
Có thể nói rằng, ngay cả khi sử dụng mật khẩu mạnh với nhiều ký tự đặc biệt, tài khoản cá nhân của bạn vẫn có thể bị truy cập trái phép bởi hacker và dễ dẫn đến tính huống rò rỉ các thông tin quan trọng.
Chính vì vậy, bạn cần phải kích hoạt tính năng xác thực 2 bước cho những tài khoản quan trọng như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội... Về cơ bản đây là phương pháp tăng cường bảo mật bằng cách thêm một bước xác thực đăng nhập với đoạn mã dùng một lần do nhà cung cấp dịch vụ gửi trực tiếp tin nhắn tới số điện thoại của bạn hoặc qua email đã đăng ký trước.
Điều này mặc dù sẽ gây chút bất tiện cho mỗi lần bạn đăng nhập vào dịch vụ, nhưng là phương pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo tài khoản trực tuyến của bạn không bị tội phạm mạng sử dụng bất hợp pháp.
Bạn không thể đoán trước được những tình huống tệ hại có thể bất ngờ xảy đến với chiếc máy tính của mình. Điển hình nhất chính là máy đang hoạt động bình thường bỗng dưng trở chứng không thể chạy được nữa. Hay thậm chí không may mắn nhất là bị cướp giật mất chiếc laptop có chứa tất cả dữ liệu cá nhân.
Do đó, ngay từ bây giờ, hãy tạo ngay một bản sao lưu hệ thống và bản sao dữ liệu dự phòng, để hạn chế những tình huống xấu nhất có thể xảy đến đồng thời giúp bạn nhanh chóng làm việc trở lại một cách bình thường.
Hiện tại có khá nhiều cách để sao lưu dữ liệu trên máy tính, đơn giản nhất là sử dụng một thiết bị lưu trữ di động và tạo một bản sao chép cho tất cả dữ liệu quan trọng trên máy tính, đặc biệt là những dữ liệu như hình ảnh, video gia đình,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng từ hãng thứ 3 với nhiều tính năng sao lưu hơn.
Bên cạnh máy tính, bạn cũng đừng quên sao lưu lại những dữ liệu như hình ảnh, video được lưu trên smartphone. Và để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng Google Photos hoặc một dịch vụ lưu trữ đám mây nào đó có chức năng tự động đồng bộ dữ liệu từ thiết bị Android và iOS.
Mã hóa thiết bị
Nếu cho rằng chỉ cần sử dụng mật khẩu mạnh là đã có thể bảo vệ được dữ liệu của mình thì bạn đã nhầm. Hacker hiện có nhiều công cụ bẻ khóa cao cấp để truy cập trái phép vào máy tính xách tay hoặc thiết bị di động và lấy đi những dữ liệu cá nhân của bạn. Chính vì vậy, bạn nên kích hoạt tính năng mã hóa bộ nhớ lưu trữ trong máy tính và thiết bị di động của mình, khiến hacker cũng phải bó tay vì không thể mò ra mật mã giải mã thiết bị lưu trữ.
Đối với máy tính chạy Windows 7 trở lên phiên bản Pro, Ultimate hay Enterprise, bạn có thể kích hoạt chức năng mã hóa BitLocker của Microsoft bằng cách nhấn Turn On BitLocker tại Control Panel
Để kích hoạt tính năng mã hóa (FileVault) trên hệ điều hành OS X, bạn vào System Preferences
Với thiết bị iOS, tất cả những gì bạn cần làm là tạo một mã bảo mật cho máy thông qua thao tác truy cập Settings
Trong khi đó, ngoài việc sử dụng mật khẩu bảo vệ máy, người dụng Android sẽ phải thực hiện thêm một số thao tác phức tạp hơn, bằng cách truy cập vào Settings
Cập nhật (hoặc nâng cấp) router Wi-Fi
Bộ định tuyến không dây chính là cửa ngõ để máy tính, thiết bị di dộng có thể truy cập ra mạng Internet. Do đó, bạn cũng nên đảm bảo rằng thiết bị này đang được bảo vệ tốt nhất bằng cách kiểm tra và thay đổi chế độ bảo mật của mạng Wi-Fi thành WPA2 – chuẩn bảo mật tốt nhất hiện nay. Điều này sẽ khiến kẻ xấu khó có thể truy cập vào hệ thống mạng của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần cập nhật firmware phiên bản mới nhất cho router từ website của nhà sản xuất. Thậm chí, hãy mạnh dạn mở “hầu bao” để nâng cấp mẫu router mới nhất cho hệ thống mạng của gia đình. Điều này có thể giúp tối ưu hóa mạng bảo mật cho mạng Wi-Fi, đồng thời cung cấp thêm nhiều tính năng hữu ích có thể cải thiện tốc độ và cường độ tín hiệu của sóng Wi-Fi.
Việc cài quá nhiều tiện ích mở rộng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trình duyệt của bạn hoạt động chậm chạp. Thậm chí, trong một số trường hợp, tiện ích mở rộng cũng có thể trở thành cửa hậu để kẻ xấu lợi dụng và truy cập trái phép vào máy tính của bạn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên vô hiệu hóa hoặc thậm chí gỡ hoàn toàn những tiện ích không cần thiết để giữ an toàn thông tin.
Ngày nay, không ít các phần mềm, dịch vụ của hãng thứ ba yêu cầu người dùng cho phép chúng liên kết và sử dụng các thông tin cá nhân của tài khoản Google, Facebook hay một tài khoản nào đó.
Điều này tưởng chừng vô hại, nhưng trên thực tế thì các dịch vụ này có thể âm thầm sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng vào các mục đích xấu, ngay cả khi họ đã ngừng sử dụng một khoảng thời gian khá dài.
Do vậy, bạn nên thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những dịch vụ không còn dùng đến. Cụ thể hơn, đối với Facebook, bạn hãy truy cập Settings
Trong khi đó, đối với tài khoản Google, bạn chỉ cần truy cập vào đường dẫn https://myaccount.google.com/permissions sau đó đăng nhập tài khoản của mình. Lúc này, bạn hãy nhấn chọn ứng dụng, dịch vụ từ hãng thứ ba mình muốn loại bỏ, và nhấn tiếp nút Remove Access (Xóa quyền truy cập).
PC WORLD VN, 02/2018