Theo báo cáo, Huawei đã mua 500 bằng sáng chế nước ngoài trong năm 2018, với một nửa trong số này có nguồn gốc từ các công ty Mỹ. Nhiều trong số các bằng sáng chế này liên quan đến công nghệ cho thiết bị mạng - doanh nghiệp mà Huawei là công ty hàng đầu toàn cầu. Trong số các công ty công nghệ Mỹ bán bằng sáng chế cho Huawei, IBM và Yahoo đứng đầu với con số tương ứng là 40 và 37.
Bên cạnh việc mua tài sản trí tuệ từ Mỹ, Huawei cũng đã thuê các kỹ sư và chuyên gia từ các công ty khác. Khá thú vị khi những nhân viên này hiện chiếm phần lớn trong nhóm Nghiên cứu và Phát triển (R&D của công ty Trung Quốc). Quan trọng hơn, có đến 17/30 kỹ sư đóng góp các bằng sáng chế quan trọng cho Huawei đến từ Bắc Mỹ, chiếm tới 370 bằng sáng chế “chất lượng cao”. Không dừng lại ở đó, nhiều kỹ sư trong số này đến từ các công ty Mỹ như Motorola (thuộc Lenovo).
Kỹ năng “câu tài năng” cũng là lý do khiến chính phủ Mỹ không có lý do tin tưởng vào Huawei. Gần đây, thượng viện Mỹ được báo cáo là đang nghiên cứu một dự luật nhằm cung cấp cho chính phủ nước này khả năng ngăn chặn Huawei mua bằng sáng chế đến từ các công ty Mỹ.
Trước đó vào đầu năm nay, Mỹ đã truy tố Huawei về 13 tội danh liên quan đến hoạt động kinh doanh mà công ty bị cáo buộc đã làm ăn với Iran, vốn vi phạm lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ. Ngoài ra, Huawei còn bị buộc tội hình sự với việc ăn cắp công nghệ trong robot thử nghiệm điện thoại có tên Tappy được tạo ra bởi T-Mobile. Trong một vụ kiện dân sự do T-Mobile đệ trình, hãng này đã giành được phán quyết yêu cầu Huawei trả cho họ số tiền 4,8 triệu USD.
Mặc dù bị cấm làm ăn với chuỗi cung ứng Mỹ như Huawei hy vọng sẽ xuất xưởng 270 triệu thiết bị cầm tay trong năm nay, thấp hơn khoảng 10% so với mục tiêu ban đầu là xuất xưởng 300 triệu smartphone trong năm 2019. Năm ngoái, Huawei xuất xưởng 206 triệu smartphone.