"Thế giới bên kia" của sao Hỏa đang sống dậy?

"Vùng đất bóng tối" ở phía xa so với vị trí các tàu đổ bộ của NASA đang hoạt động trên sao Hỏa vừa có những hiện tượng lạ mà trước đây giới khoa học nghĩ chỉ Trái Đất mới có.
Chia sẻ

Đó là động đất, một phần của hoạt động địa chất. Phát hiện hoạt động địa chất trên một hành tinh khác vô cùng ý nghĩa với khoa học, bởi chính hoạt động địa chất sôi động của Trái Đất đã giúp thế giới của chúng ta sống được.

Trước đây, chỉ có 2 thiên thể trong hệ Mặt Trời được xác định có hoạt động địa chất là Trái Đất và mặt trăng Io của Sao Mộc.

"Thế giới bên kia" của sao Hỏa đang sống dậy? - 1
"Thế giới bên kia" của sao Hỏa đang sống dậy? - 2

Nghiên cứu mới, dẫn đầu bởi tiến sĩ Anna Horleston từ Trường ĐH Bristol (Anh), kết hợp với các nhà khoa học từ Hiệp hội Địa chấn Mỹ và NASA, đã xác định các song PP và SS phản xạ từ sự kiện động đất lên tới 4,2 độ richter ở khu vực Valles Marineris, một mạng lưới hẻm núi khổng lồ trên sao Hỏa.

Theo SciTech Daily, các hình ảnh từ tàu quỹ đạo trước đó cũng cho thấy khu vực có vẻ có những đứt gãy và sạt lở nhưng đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy nó thực sự "sống".

"Thế giới bên kia" của sao Hỏa đang sống dậy? - 3

Sao Hỏa - Ảnh: NASA

Một vụ động đất 4,1 độ richter khác cũng được ghi nhận 24 ngày sau đó, kéo dài 94 phút. Cả 2 vụ đều được phát hiện bởi công cụ tinh vi của tàu đổ bộ InSight, đang làm nhiệm vụ ở phía khác của sao Hỏa.

Kiểu ghi nhận gián tiếp từ các sóng truyền qua các lớp phủ, lớp lõi của hành tinh cũng đem đến những dữ liệu quý giá để các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cấu trúc bên trong sao Hỏa, đồng thời cho thấy vùng "không được chăm sóc" này có lẽ không nên bị bỏ quên nữa.