Thiên thạch từng đâm vào Trái Đất năm 2014 có thể đang ở đâu?

Các nhà nghiên cứu đang “lùng sục” đáy đại dương tìm các mảnh của thiên thạch từng đâm vào Trái Đất năm 2014.

Theo Gadget360, một vật thể bí ẩn từ không gian đã đâm xuống đại dương ngoài khơi bờ biển Papua New Guinea vào năm 2014. Được gọi là CNEOS 2014-01-08, thiên thạch này vẫn khiến các nhà khoa học hoang mang về nguồn gốc của nó, ban đầu người ta suy đoán rằng nó có thể là một vật thể nằm ở khoảng giữa của các vì sao.

Sau khi phát hiện ra thiên thạch, hai nhà nghiên cứu gồm Amir Siraj và giáo sư Harvard Avi Loeb là những người đầu tiên đặt ra những nghi vấn nói trên về nguồn gốc của nó. Giờ đây, họ đang lên kế hoạch quét đáy đại dương để tìm vật thể ngoài không gian và đã mô tả ý tưởng của họ trong một bài báo nghiên cứu mới.

Vật thể ước tính rộng khoảng 0,5 mét và các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu trong danh mục quỹ đạo của vật thể để tìm hiểu thông tin về nó. Với vận tốc nhật tâm rất cao được ghi nhận của vật thể và nó có thể thuộc về một nơi ngoài hệ mặt trời của chúng ta.

Thiên thạch từng đâm vào Trái Đất năm 2014 có thể đang ở đâu? - 1
Thiên thạch từng đâm vào Trái Đất năm 2014 có thể đang ở đâu? - 2

Với tốc độ như vậy, nó chỉ ra rằng thiên thạch không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Siraj và Loeb đã sử dụng dữ liệu từ một vệ tinh do thám của Bộ quốc phòng Mỹ để đo tác động của vật thể này lên Trái Đất.

Tuy nhiên, vệ tinh nói trên được sử dụng để giám sát các hoạt động quân sự trên Trái Đất và các giá trị của phép đo vận tốc do nó thực hiện không thuộc phạm vi có thể công bố rộng rãi. Do đó, điều này gây khó khăn cho việc tuyên bố CNEOS 2014-01-08 là một vật thể giữa các vì sao.

Phát hiện của Siraj và Loeb đã được nhà khoa học dẫn đầu của Bộ chỉ huy hoạt động không gian Mỹ, Joel Mozer, lặp lại vào năm 2019. Ông sau khi phân tích dữ liệu về vật thể và đã xác nhận rằng ước tính vận tốc được báo cáo cho NASA là đủ chính xác để chỉ ra rằng đây là vật thể ở giữa các vì sao.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đang hướng đến việc tìm kiếm các mảnh vỡ của thiên thạch có thể nằm rải rác dưới đáy đại dương. Với hướng đi mới, các dữ liệu theo dõi từ vệ tinh và dữ liệu gió cũng như hải lưu có thể giúp khoanh vùng cho hoạt động tìm kiếm được dễ dàng hơn.