Nguồn data dữ liệu khách hàng có thể có thông qua rất nhiều cách khác nhau như: lưu lại thông tin khách hàng cũ, chia sẻ thông qua hội nhóm, mua lại từ các doanh nghiệp khác có sự liên quan trong lĩnh vực.
Đa phần các doanh nghiệp hiện nay khai thác Data bằng cách Telesale hoặc Email marketing. Tuy nhiên, những phương pháp như vậy hiện tại cũng không mấy khả quan cho lắm. Bởi vì khách hàng ngày càng khó tính, một phần do việc lọc data không được tốt, dẫn đến tiếp cận không đúng người. Có rất nhiều khách hàng sau này đều mặc định rằng telesale là hành vi “Spam” và kiên quyết không nghe số điện thoại từ người lạ.
Vậy, làm thế nào để có được nguồn data chất lượng và khai thác như thế nào cho phù hợp nhất?
Cách truyền thống nhất mà chúng ta vẫn thường làm đối với nhiều ngành hàng luôn là tạo “Phễu”. Thông qua các chiến dịch Marketing bắt đầu chắt lọc khách hàng, loại bỏ những người không có khả năng mua hàng, lọc tiếp khách hàng tiềm năng để tiến tới bán hàng cho khách hàng mục tiêu. Để thực hiện được chiến lược này, người lên kế hoạch cần phải có sự am hiểu cả về sản phẩm, công ty lẫn khách hàng để có đối sách phù hợp. Và đương nhiên, mọi thứ chỉ ở tính chất suy đoán hoặc dựa vào những con số không rõ rệt.
Sẽ thế nào nếu như bạn biết được chính xác những việc như: khách hàng đến cửa hàng của bạn nhờ vào tìm kiếm trên Google với từ khoá nào, khách hàng thích 1 sản phẩm trên website của bạn và sau đó đến cửa hàng và mua thêm nhiều món, khách hàng định kỳ mua 1 món nào đó của bạn với tần suất đều đặn,…
Đối với những tệp data mang lại từ công việc mua bán của bạn, đôi khi bạn sẽ tiếc vì đã không thu thập thêm các thông tin khác. Ví dụ như: Khách hàng của bạn hay hỏi câu gì nhất? Khách hàng nói gì về đối thủ của bạn? Vòng đời sản phẩm khi khách hàng dùng thật sự là thế nào? Lần đầu nhận sản phẩm, khách hàng thường thắc mắc về điều gì? Tại sao doanh thu giữa các tháng lại có chênh lệch với nhau? Làm thế nào để so sánh được số liệu năm nay so với cùng kỳ năm trước, thậm chí là nhiều năm trước?
Thông dụng nhất thì các doanh nghiệp vẫn thường xuyên sử dụng các công cụ phổ biến như Excel, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý hàng hoá,... Và khi muốn tổng hợp lại các thông tin thì thường sẽ gây ra rất nhiều khó khăn. Và để có thể liên kết các thông tin từ các phần mềm khác nhau thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và phải rất tỉ mỉ để tránh sai số.
Để khắc phục được những khó khăn đó, đội ngũ của Google đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp Online to Offline (O2O). Với giải pháp này, mọi thứ được tích hợp đầy đủ chỉ trong một nền tảng bao gồm: Tracking, CRM (quản lý khách hàng), quản lý đơn hàng, trích xuất báo cáo, kết nối các kênh bán hàng online (FB, GG). Mọi công việc quản lý, bán hàng,... đều được tích hợp và phân quyền chặt chẽ.
Khi sử dụng O2O, mọi báo cáo được thể hiện trực quan sinh động theo bảng biểu và hình ảnh. Từ đó, giúp bạn biết được khách hàng có hành trình như thế nào trước khi mua hàng hoá của bạn, hiểu được thời gian nào khách hàng có nhu cầu cao nhất, biết được kênh Marketing nào là hiệu quả và từ đó có hướng tối ưu công việc bán hàng hiệu quả hơn.
Tại VN, công ty Twin Software Solution là đối tác công nghệ của Google và đang triển khai rất tốt giải pháp này thành công cho rất nhiều doanh nghiệp lớn.
Để tìm hiểu thêm thông tin về giải pháp này, bạn có thể truy cập vào https://twin.vn